Cách tăng cường sinh khả dụng của thảo dược

Hãy hình dung nhiều chiết xuất thảo mộc có hiệu quả rất cao trong các thí nghiệm nhưng khi đi vào cơ thể lại tác dụng hết sức khiêm tốn. Nguyên nhân là chúng được chiết thủy phân và có xu hướng tan trong môi trường phân cực của nước, do vậy khó đi qua màng niêm mạc ruột có cấu trúc dạng lipit là dung môi không phân cực. Hoặc phân tử chất chiết xuất không phù hợp cho việc đi qua màng ruột theo đường uống hoặc cả 2 lý do trên.

Nếu chúng ta tăng được khả năng hấp thu qua màng ruột lên 1,5 lần; khả năng tích lũy tăng 1,25 lần; giảm thải trừ qua giáng hóa xuống 1,25 lần, thì có nghĩa là để có tương đương sinh học chúng ta chỉ phải dùng ½ liều thuốc – nói cho dễ hiểu là sẽ tiết kiệm nửa số chi phí thuốc cho người bệnh. Nếu thay vì mỗi ngày phải uống 2 viên thuốc, nhờ tăng sinh khả dụng mà này chỉ phải uống 1 viên thôi thì chưa có gì đáng nói. Nhưng nếu chi phí thuốc của quốc gia mỗi năm là 10 tỷ USD nhưng vì thay đổi công nghệ sinh khả dụng mà giảm xuống chỉ còn 5 tỷ USD thì đây là con số đủ lớn để chúng ta cần quan tâm nghiên cứu.

Bác sỹ Bose (1929), người đã mô tả tác động của hạt tiêu dài đối với lá Cang mai (Adhatoda vasika) làm tăng đặc tính chống đau của loại lá này lên gấp bội.

Chúng là “chất tăng cường hấp thu” là các tá dược có trong công thức để cải thiện sự hấp thu của một loại thuốc có hoạt tính dược lý. “Chất tăng cường sinh khả dụng” được đặt tên bởi các nhà khoa học Ấn Độ tại Phòng thí nghiệm của Viện Y học Tích hợp Ấn Độ. Tại đây người đã phát hiện và xác nhận một cách khoa học rằng piperine là hoạt chất của hạt tiêu là chất tăng cường sinh khả dụng đầu tiên trên thế giới vào năm 1979.

Theo đó, các nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu cho thấy hạt tiêu dài, hạt tiêu đen, gừng, cam thảo, dứa ... được coi là những chất tăng cường sinh khả dụng. Piperine được phát hiện làm tăng sinh khả dụng của các loại thuốc khác nhau, từ 30% đến 200%, họ cũng đã chỉ ra rằng nó làm tăng sinh khả dụng của curcumin lên gần mười lần.

Tuy nhiên, người ta cũng lưu ý rằng piperin không làm tăng khả dụng sinh học của tất cả các loại thuốc, trong khi với một số loại thuốc, tác dụng của nó không nhất quán.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các máy bơm đẩy thuốc như P-glycoprotein có vai trò rất quan trọng trong việc ức chế sự xâm nhập hiệu quả của thuốc vào hệ tuần hoàn. Một nghiên cứu khác lại thấy nếu tăng P-glycoprotein trong tế bào khối u lại sẽ gây giảm hấp thu thuốc chống ung thư xâm nhập vào trong tế bào.

Nhiều chất tăng cường hấp thu có hiệu quả trong việc cải thiện sự hấp thu ở ruột, chẳng hạn như muối mật, chất hoạt động bề mặt, axit béo, chất chelat hóa, salicylat và polyme, Chitosan, đặc biệt là chitosan trimethyl hóa. Mật, muối mật và axit béo là những chất hoạt động bề mặt có tác dụng tăng hấp thu bằng cách tăng khả năng hòa tan của thuốc kỵ nước trong lớp nước hoặc bằng cách tăng tính lưu động của màng đỉnh và màng đáy. Các chất chelat hóa canxi như axit tetraacetic ethylene glycol và axit tetraacetic ethylene diamine (EDTA) tăng cường hấp thu bằng cách giảm nồng độ canxi ngoại bào, dẫn đến phá vỡ các tiếp xúc giữa tế bào với tế bào. Vì vậy thuốc lợi mật cũng được coi như 1 chất tăng sinh khả dụng.

Tiếp cận thực hành:

1. Ampicilin là kháng ưa nước, nên khả năng hấp thu chỉ vào khoảng 30-40%, người ta este hóa nó thì khả năng hấp thu tăng lên xấp xỉ 100%.

2. Các công thức bào chế khác nhau như liposome và nhũ tương làm tăng khả năng hấp thu thuốc không hòa tan ở ruột. Việc giảm kích thước hạt như vi phân hóa, chất mang phân tử nano, tạo phức và pha tinh thể lỏng cũng tối đa hóa sự hấp thu thuốc.

3. Các chất ức chế P-glycoprotein đảo ngược dòng chảy qua trung gian P-glycoprotein nhằm cải thiện hiệu quả vận chuyển thuốc qua màng biểu mô. 

4. Với thảo dược có 1 số cơ chế như sau:

4.1. Giảm tiết axit clohydric và tăng cung cấp máu đường tiêu hóa;

4.2. Ức chế vận chuyển đường tiêu hóa, thời gian làm rỗng dạ dày và nhu động ruột;

4.3. Những thay đổi trong tính thấm của màng tế bào biểu mô GIT;

4.4. Tác dụng thông mật, lợi mật;

4.5. Đặc tính sinh nhiệt ở đường ruột;

4.6. Ức chế các men ức chế chuyển hóa thuốc;

4.7. Kích thích hoạt động gamma glutamyl transpeptidase (GGT) giúp tăng cường hấp thu các axit amin.

5. Các cơ chế của piperine

5.1. Piperine ức chế các enzym giáng hóa thuốc, kích thích hấp thu bằng cách kích thích các chất vận chuyển axit amin ruột, ức chế bơm tế bào chịu trách nhiệm đào thải thuốc khỏi tế bào và ức chế ruột sản xuất axit glucuronic.

5.2. Piperine ức chế P-glycoprotein ở người và cytochrom P450 3A4 (CYP3A4); Một số các enzym chuyển hóa ức chế hoặc gây ra bởi piperine bao gồm CYP1A1, CYP1B1, CYP1B2, CYP2E1, CYP3A4 vv . 

5.3. Một số cơ chế gợi ý khác bao gồm làm cho các thụ thể đích đáp ứng nhanh hơn với thuốc, hoạt động như các thụ thể đối với các phân tử thuốc, làm tăng mạch GIT bằng cách giãn mạch để tăng hấp thu thuốc, điều biến hoạt động của màng tế bào để tăng vận chuyển thuốc qua màng tế bào.

6. Các chất tự nhiên dùng làm chất tăng sinh khả dụng: các chất quercetin, genistein, chất chiết thanh phong đằng, narigin tạo vị đắng trong trái bưởi, cam thảo, vỏ cây chùm ngây, gừng, nha đam ... và công nghệ nano hóa chất chiết thảo mộc là những phương pháp được quan tâm trên con đường tìm cách cải thiện sinh khả dụng của thuốc.

Bác sỹ Hoàng Sầm

[]