Rối loạn cương dương (ED) là một trong những biến chứng thường bị bỏ quên nhất của bệnh đái tháo đường. Trước đây, các bác sĩ và bệnh nhân tin rằng chức năng tình dục suy giảm là hậu quả tất yếu của tuổi tác và các vấn đề sinh lý nội tiết gây ra. Quan niệm sai lầm này, kết hợp với sự e dè của phái mạnh khi nhắc đến “bản lĩnh đàn ông” của mình dẫn đến vấn đề này khó được giải quyết một cách triệt để.

Thời gian gần đây, nhận thức rối loạn cương dương (ED) là một biến chứng quan trọng của bệnh đái tháo đường đã tăng lên đáng kể. Đã có nhiều nghiên cứu, kết quả cho thấy khoảng 35-75% nam giới mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ phát triển rối loạn cương dương (ED). Họ cũng sẽ có xu hướng phát triển ED sớm hơn khoảng 10-15 năm so với nam giới không mắc bệnh đái tháo đường.

Cương dương vật là kết quả của sự dồn máu tại xoang thể hang phối hợp với sự căng cứng màng trắng, giãn cơ nhẵn. Lưu lượng máu trong động mạch dương vật tăng dần, các động mạch nhỏ giãn nở giúp máu đổ dồn vào thể hang, đồng thời các tĩnh mạch nhờ cơ Attadi co thắt lại, nên máu không trở về hệ tĩnh mạch trung ương được. Áp lực trong thể hang tăng dần. Sự kết hợp giữa tăng lưu lượng máu nội bào và giảm lưu lượng tĩnh mạch cho phép một người đàn ông có được và duy trì sự cương cứng kéo dài.

Để có được sự cương cứng, nam giới cần phải có mạch máu khỏe mạnh, dây thần kinh, nội tiết tố nam và ham muốn quan hệ tình dục. Nếu như chỉ có ham muốn tình dục và hormon nam thôi mà không có mạch máu khỏe và dây thần kinh kiểm soát tốt sự cương cứng thì nam giới vẫn có thể mắc chứng bệnh ED.

Rối loạn cương dương phát triển từ bệnh đái tháo đường thông qua 2 cơ chế: mạch máu, thần kinh và liên quan tới phân tử NO.


Hình 1: 03 chất đồng dạng NO synthase (NOS): NOS thần kinh (hoặc nNOS ), NOS cảm ứng (hoặc iNOS) và NOS nội mô (hoặc eNOS).

Oxit nitric (NO) là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa lưu lượng máu và giữ máu trong dương vật. NO được tạo thành từ 3 chất đồng dạng NO synthase (NOS): NOS thần kinh (hoặc nNOS ), NOS cảm ứng (hoặc iNOS) và NOS nội mô (hoặc eNOS).

NOS thần kinh (nNOS, NOS I) được biểu hiện cấu thành ở các tế bào thần kinh trung ương, ngoại biên và một số loại tế bào khác. Các chức năng của nó bao gồm dẻo khớp trong hệ thần kinh trung ương (CNS), điều hòa huyết áp trung tâm, thư giãn cơ trơn và giãn mạch thông qua các dây thần kinh nitrergic ngoại biên. Các dây thần kinh nitrergic có tầm quan trọng đặc biệt trong giãn động mạch và cơ trơn dương vật cho phép nhiều máu chảy vào dương vật, do đó tối đa hóa lưu lượng máu và ứ đọng trong dương vật. NOS cảm ứng (NOS II) được biểu hiện ở nhiều loại tế bào để đáp ứng với lipopolysacarit, cytokine hoặc các tác nhân khác. NOS cảm ứng góp phần vào sinh lý bệnh của các bệnh viêm và sốc nhiễm trùng. NOS nội mô (eNOS, NOS III) chủ yếu được biểu hiện trong các tế bào nội mô. Nó giữ cho các mạch máu giãn ra, kiểm soát huyết áp, có nhiều tác dụng chống co mạch và chống xơ vữa động mạch khác.

Cơ chế rối loạn cương dương do đái tháo đường

Cơ chế mạch máu:

NOS nội mô (eNOS) được tìm thấy ở các tế bào nội mô mạch máu. NO có nguồn gốc từ NOS nội mô làm giãn nở tất cả các loại mạch máu bằng cách kích thích guanylyl cyclase hòa tan và tăng GMP theo chu kỳ trong các tế bào cơ trơn. Nitric oxide được giải phóng về phía lòng mạch là một chất ức chế mạnh sự kết tụ tiểu cầu và sự bám dính vào thành mạch. NO ức chế kết dính bạch cầu và viêm mạch máu do đó nó bảo vệ chống lại sự khởi phát của xơ vữa động mạch. Sự sản xuất NOS nội mô được kích thích bởi insulin thông qua việc kích hoạt Akt (là một kinase điều hòa chức năng của NOS nội mô). Khi mắc bệnh đái tháo đường típ 2, việc kháng insulin sẽ làm giảm quá trình kích hoạt Akt do đó làm giảm NOS nội mô.

Ngoài ra việc kháng insulin dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao sẽ tạo điều kiện cho hiện tượng viêm thành mạch, tạo tiền đề cho mảng xơ vữa và xơ cứng thành mạch. Xơ vữa động mạch ở dương vật làm giảm lượng máu đến động mạch và giảm khả năng nén các tiểu tĩnh mạch để giữ máu lại dương vật.


Hình 2: Cơ chế giảm NOS nội mô do kháng insulin

Cơ chế thần kinh:

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến hệ thần kinh đặc biệt là làm giảm sản sinh Acetylcholin từ cholinergic, chất này có vai trò hoạt hóa men guanylyl cyclase xúc tác hình thành cyclic guanosine monophosphate vòng (cGMP), từ đó kích hoạt protein kinase G, phosphoryl hóa các kênh kali và calci, làm giảm Ca++ nội bào, dẫn đến giãn cơ trơn động mạch cho phép dòng máu vào đầy dương vật, nén các tiểu tĩnh mặt để dương vật cương cứng. Khi acetylcholin giảm thì nồng độ cGMP cũng giảm do vậy làm giảm sự cương cứng.

Như vậy ngoài những biến chứng do bệnh đái tháo đường thường được biết đến như: bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, thị lực giảm,... thì biến chứng rối loạn cương dương là biến chứng quan trọng. Vì ED ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của các cặp vợ chồng.

Với tôn chỉ “Trung thành với lợi ích của cộng đồng”, đội ngũ các nghiên cứu viên Viện Y học bản địa Việt Nam dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Hoàng Sầm đã nghiên cứu ra một sản phẩm điều trị dứt điểm Đái tháo đường típ 2, với tên gọi “Tiêu khát III” có nguồn gốc từ thảo dược thông qua cơ chế miễn dịch là kết quả sau 26 năm nghiên cứu. Hiện nay sản phẩm đang được thử nghiệm lâm sàng và có những kết quả rất khả quan.

Doctor SAMAN
NCV.DS Lý Thị Minh Giang

 

Tài liệu tham khảo

http://clinical.diabetesjournals.org/content/19/1/45

https://www.webmd.com/erectile-dysfunction/guide/ed-diabetes#1-2

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317012.php?sr

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2927936/?fbclid=IwAR1g5WWTUWxHFKxJHgZcce2goppDmIqlVQkdYwkBjXT6KWCrtLQU9BfESLs

https://sci-hub.tw/10.1097/MCO.0b013e32819f8ecd

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3345541/

 

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/Nitrit%20oxid.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/Nitrit%20oxid.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/c%C6%A1%20ch%E1%BA%BF%20gi%E1%BA%A3m%20NO%20yhbd.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/c%C6%A1%20ch%E1%BA%BF%20gi%E1%BA%A3m%20NO%20yhbd.png","subHtml":""}]