Điều trị và chăm sóc

Điều trị băng tây y

Điều trị sốt, đau cơ, đau đầu: Sử dụng các chế phẩm của Paracetamol nếu sốt trên 38,50C với liều thích hợp, cách nhau 4-6 giờ theo chỉ định của bác sĩ, khuyến cáo của nhà sản xuất. Không sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau nhóm NAIDS (Aspirin, Ibuprofen,…) do một số nghiên cứu cho thấy rằng các loại thuốc nhóm này có thể dẫn đến nhiễm trùng da hoặc tổn thương mô.

Điều trị nhiễm khuẩn: có thể sử dụng Xanh methylen, su bạc, các loại thuốc mỡ kháng sinh bôi vào vết mụn ngứa vừa làm se, vừa ngăn mụn vỡ lây lan sang khu vực khác. Không sử dụng các loại thuốc bôi có chứa corticoid vì thủy đậu xảy ra do cơ thể suy giảm miễn dịch, khi dùng thuốc ức chế miễn dịch – corticoid thì sự bùng phát virus càng nghiêm trọng hơn, mặc dùng thuốc có khả năng chống viêm, giảm phù nề.

Thuốc ức chế virus: sử dụng Acyclovir đường uống và/ bôi trong vòng 24 giờ đầu sau khi cơ thể bắt đầu nổi mụn. Acyclovir có tác dụng ngăn chặn sự tổng hợp ADN, ức chế sự nhân lên của virus. Acyclovir đường tiêm tĩnh mạch được chỉ định trong các trường hợp bệnh nặng, có xảy ra biến chứng.

Hạn chế tối đa việc động vào mụn, nếu quá ngứa có thể sử dụng thuốc kháng Histamin H1 song cần lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc (buồn nôn, nôn, ngủ gà,...).

Điều trị bằng nam y

Tắm và uống nước sắc lá cây nóng, tiếng Tày gọi cây này là mắc miều, tiếng Dao gọi là Tùng pàn, tên khoa học là Saurauia tristyla; liều không khống chế, vì cây này không độc, thường dùng cho lợn ăn hoặc người ăn quả. Chỉ 3 ngày là ổn định hoặc khỏi.

Tắm và uống nước sắc cây ngọn đỏ, hoặc gọi là Thành ngạnh, tên khoa học là Cratoxylon prunifolium Deyr. Chỉ cần 3-5 ngày là ổn định hoặc khỏi.

Có thể dùng cây cơm nguội cũng uống và tắm như trên.

Chăm sóc

Cách li người bệnh: ở phòng riêng, kín gió, sử dụng vật dụng riêng.
Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch sẽ, có thể tắm bằng lá kim ngân, lá canh châu.
Kiêng ăn các đồ tanh (cá, gà,…), đồ nếp có thể làm vết mụn mưng mủ.

Phòng bệnh: tiêm vắc-xin hiện vẫn là phương pháp hiệu quả nhất trong phòng ngừa thủy đậu.

Năm 1974, Tiến sĩ Michiaki Takahashi (1928-2013) đã phát triển thành công vắc-xin sống giảm độc lực đầu tiên trên thế giới.  Loại vi-rút được sử dụng để sản xuất vắc-xin này là virus Varicella zoster phân lập từ dịch màng phổi của một đứa trẻ mắc bệnh thủy đậu điển hình. Đây được biết đến là một trong những loại vắc-xin an toàn và hiệu quả nhất hiện có và được quản lý trên toàn thế giới. Các nghiên cứu kiểm soát trường hợp liên quan đến trẻ em khỏe mạnh chỉ ra rằng tỉ lệ bảo vệ khỏi nhiễm bệnh của loại vắc-xin này là 85% sau một liều và 98% sau hai liều.

Việc tiêm phòng bệnh cho trẻ trước mùa dịch cũng đóng một phần quan trọng giúp trẻ có kháng thể thích nghi trong cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy đến. Trẻ 1-12 tuổi cần được tiêm một liều vắc xin để ngừa thủy đậu. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm hai liều, cách nhau ít nhất 6 tuần. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.

Tuy nhiên, vẫn có khoảng 1-5% ca mắc VZV hoang dại mặc dù đã tiêm phòng, hoặc do lượng kháng thể trong cơ thể đã suy giảm song triệu chứng bệnh nhẹ hơn rất nhiều (sốt nhẹ, dưới 50 nốt mụn) so với trường hợp không được tiêm phòng.

Doctor SAMAN
BS. Hoàng Sầm
NCV.DS Nguyễn Thị Thức

[]