tktĐau thắt lưng chính là mầm non của chứng đau thần kinh tọa hay còn gọi là thần kinh hông. Có đến trên 80% các trường hợp đau thần kinh tọa có nguồn nguyên nhân từ thoát vị đĩa đệm cột sống vùng thắt lưng. Trong đó chủ yếu là do L5 và S1. Thoái hóa cột sống và viêm cột sống vô khuẩn là nhóm nguyên nhân thường gặp và phối hợp xảy ra với tình trạng thoát vị.

Phân biệt về mặt lâm sàng: Nếu đau tăng vào ban ngày, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi cần nghĩ tới nguyên nhân thoát vị, thoái hóa đốt sống gây hẹp lỗ liên đốt.

Đau tăng về đêm, tăng khi được nghỉ ngơi giảm khi vận động, đi lại cần nghĩ tới tình trạng viêm vô khuẩn. Đau cả ngày lẫn đêm, đau như nhức mủ nghĩ tới viêm do vi khuẩn gram âm tại đĩa đệm.

Những trường hợp đã dùng châm cứu, thủy châm, tiêm thuốc kháng viêm giảm đau, giãn cơ và kéo giãn nhiều lần không đỡ hoặc đỡ rồi lại tái phát. Các trường hợp có xu hướng teo cơ, liệt nhẹ, đau nhiều, rối loạn cơ tròn đều thuộc loại khó điều trị.

Châm cứu cần chú ý tập trung vào các huyệt giáp tích L5/S1; S1/S2 và thận du, đại trường du, ủy trung, cá huyệt nơi đau. Có thể tiêm vào giáp tích các thuốc chống viêm như Dexamethason 5mg, hydrocootison 125mg, các sinh tố nhóm B khác.

Thuốc giảm đau cắt vòng xoắn phản xạ bệnh lý như diantalvic, prodafalgan, visceralgin...thuốc giãn cơ myolastan, decontractyl. Khi những thuốc nêu trên được triển khai điều trị không đỡ có thể cói là khó điều trị. Về nội khoa những ca kháng trị cần những biện pháp điều trị đặc biệt.

Bs.Hoàng Sầm

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/11.2018\/nhung-nguyen-nhan-gay-dau-than-kinh-toa-1-600x320-15286842864921224132289.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/11.2018\/nhung-nguyen-nhan-gay-dau-than-kinh-toa-1-600x320-15286842864921224132289.png","subHtml":"tkt"}]