+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam – Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi -Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 40-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: Muồng trâu

– Tên khoa học: Cassia alata L.

– Lớp: Equisetopsida C. Agardh.

– Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.

– Bộ: Fabales Bromhead.

– Họ: Fabaceae Lindl.

– Chi: Cassia

– Loài: Cassia alata L.

– Một số thông tin khoa học của Cassia alata L.:

– Theo Đỗ Tất Lợi, 2004, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trang 461, NXB Y học, Hà Nội. “Trong lá, quả, gỗ và hạt đều có chứa chất antraglucozit…Nhân dân thường dùng lá muồng trâu để chữa bệnh hắc lào, bệnh tôcơlô (tokelau), bệnh sang bạc hành vòng (herpes circiné) trong nhiều trường hợp dùng thuốc mỡ crizophanic (chrysophanic) hay thuốc mỡ cryzabozin (chrysarobin) chữa không khỏi thì dùng lá muồng trâu chữa khỏi. Còn dùng chữa bệnh ghẻ của súc vật”

– Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, trang 321, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. “Muồng trâu dùng làm thuốc chữa táo bón (lá, cành, rễ sắc uống), phù thũng, đau gan, vàng da (lá, cành, rễ sắc uống thường xuyên như chè)…Dùng ngoài chữa hắc lào, bệnh tokelo, herpes loang vòng.”

– Một số nghiên cứu Cassia alata L. ở nước ngoài:

+ Thành phần trị đái tháo đường của lá Cassia alata L. xác định qua khả năng ức chế α-glucosidase.

– Dịch chiết phân đoạn bằng methanol từ lá Cassia alata L. cho thấy tiềm năng hoạt động ức chế α-glucosidase (IC₅₀, 63,75 ± 12,81 µg/ml) trong nghiên cứu invitro, kết quả khi chiết bằng dung môi khác như ethyl axetate (IC₅₀, 2,95 ± 0,47 µg/ml), n-butanol (IC₅₀, 25,80 ± 2,01 µg/ml). Hiệu quả ức chế α-glucosidase của dịch chiết toàn phần tốt hơn nhiều so với thuốc tiêu chuẩn acarbose (IC₅₀, 107,31 ± 12,31 µg/ml). 2 thành phần chủ yếu trong các phân đoạn chiết là kaempferol (56.7 ± 7.7 µM) và kaempferol 3-O-gentiobioside (50.0 ± 8.5 µM) cho thấy khả năng ức chế enzym cao nhất.

-> Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, NXB Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

3. Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

4. Varghese GK,Bose LV, Habtemariam S, Antidiabetic components of Cassia alata L. leaves: identification through α-glucosidase inhibition studies, Pharm Biol. 2013 Mar;51(3):345-9.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/11\/muong-trau-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/11\/muong-trau-yhocbandia.jpg","subHtml":""}]