imei rock on    Các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cảnh báo, mọi người chỉ nên nghe nhạc mỗi ngày một giờ bằng headphone để bảo vệ thính giác của chính mình. Hiện nay tên thế giới có khoảng 1,1 tỷ thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi có nguy cơ bị tổn thương vĩnh viễn thính giác của mình vì nghe nhạc “quá nhiều, quá lớn”, mối đe doạ gây mất thính lực đến từ các máy nghe nhạc, các buổi hoà nhạc và nhạc ầm ĩ ở trong các quán bar…

    Theo thống kê của bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh (TPHCM), thành phố này mỗi năm có khoảng 1000 bệnh nhân đến khám do bị điếc và xu hướng này ngày càng gia tăng khi đến khám vì bị điếc đột ngột. Theo BsCK2 Nguyễn Thành Lợi bệnh viện TMH TPHCM điếc đột ngột là một bệnh cấp tính và cấp cứu Nội khoa trong Tai Mũi Họng, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân, hiện nay Bv Tai Mũi Họng TPHCM đã có phác đồ điều tri thống nhất cho điếc đột ngột gồm sử dụng thuốc dãn mạch và Corticoid đường toàn thân.

    Tuy nhiên với phác đồ điều trị trên, sau 10 ngày điều trị, tỷ lệ cải thiện đạt được chỉ 47% số bệnh nhân. Bệnh nhân càng lớn tuổi thì khả năng hồi phục càng thấp so với bệnh nhân trẻ tuổi. Nếu thời gian đến khám sớm và điều trị sớm trong vòng 7 ngày đầu, khả năng hồi phục càng cao. Điếc đột ngột cả hai tai chỉ cải thiện thính lực bằng 1/3 so với điếc một tai. Người ta thấy các bệnh nhân điếc đột ngột cả hai tai thường có các vấn đề bệnh lý cơ thể khác kèm theo như : bị ngộ độc, bệnh tự miễn, u tân sinh, bệnh lý về mạch máu…

    Thông thường điếc đột ngột không có triệu chứng báo trước, người bệnh có thể bị đau đầu, chóng mặt, tai như bị nhét bông gòn, thường nghe không rõ vào buổi sáng sớm, hoặc có tiếng ong ong như tiếng ve kêu, tiếng xay lúa…ở trong tai.
    Các chuyên gia về thính lực cảnh báo, nghe nhạc quá lớn bằng MP3 thường xuyên, trong thời gian dài là một mối nguy cơ giảm thính lực.

    - Giảm thính lực từ tuổi 12
    Theo thống kê của WHO, có 43 triệu người trong độ tuổi 12 – 35 đã giảm thính lực và sự phổ biến này ngày càng tăng. Trong nhóm tuổi này, cũng theo WHO thì một nửa thuộc về các nước giàu và trung bình vì ở các nước này người dân thường tiếp xúc với mức độ âm thanh không an toàn từ các thiết bị âm thanh cá nhân, trong đó khoảng 40% bị “tổn thương” bởi những âm thanh phát ra từ các câu lạc bộ, sàn nhảy, quán bar.

    Theo tiến sỹ Etienne Krug, giám đốc phòng chống tai nạn thương tích của WHO thì “nâng cao nhận thức của một vấn đề này không chỉ nói suông, còn phải đưa ra rất nhiều biện pháp khả thi để ngăn chặn nguy cơ bị mất thính lực”.

    Tham vọng phòng ngừa điếc bằng nghe nhạc 1 giờ mỗi ngày có thể thực hiện được. Tuy nhiên đây mới chỉ là lời đề nghị cho những “kẻ” nghiện nhạc “tiêu tốn 10 g mỗi ngày để nghe PM3”. Nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo, một giờ cũng là quá nhiều với những “tín đồ” ưa chuộng âm thanh lớn mỗi khi nghe nhạc.
    - Âm lượng an toàn cho tai

    Tiếng ồn được đo bằng đơn vị Decibel (dB), đơn vị này càng lớn thì càng nhanh gây tổn hại cho tai.

    Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã phân loại mức độ âm thanh an toàn mà tai người nghe có thể chịu đựng được như sau :

      + 85 dB : mức độ tiếng ồn bên trong một chiếc xe hơi – 8 giờ.
      + 90 dB : máy cắt cỏ – 2 giờ 30 phút.
      + 95 dB : một xe gắn máy trung bình – 47 phút.
      + 100 dB : còi xe hoặc tàu điện ngầm – 15 phút.
      + 105 dB : máy nghe nhạc MP3 ở âm lượng tối đa – 4 phút.
      + 115 dB : buổi hoà nhạc Rock lớn – 28 giây.
      + 120 dB : kèn Vuvuzeka hoặc còi báo động – 9 giây.

    WHO cũng khuyến cáo, luôn giảm âm lượng xuống khoảng 60% khi nghe nhạc là nguyên tắc hàng đầu để giữ gìn thính lực. Đối với những người cố gắng át đi tiếng ồn của máy bay hoặc xe lửa v.v…bộ tai nghe loại bỏ tiếng ồn cho phép họ nghe nhạc một cách rõ ràng với âm lượng thấp hơn.

    - Công thức : cứ tăng tiếng ồn 3 dB, giảm nửa thời gian nghe.

      Các chuyên gia thính học khuyến cáo nên dùng nút tai nghe để ngừa tiếng ồn khi bước vào vùng bị ô nhiễm tiếng ồn, ở những nơi quá ồn ào nên tạo ra “ những khoảng dừng” nghe nhạc và đứng cách xa loa nhạc tại những địa điểm biểu diễn.

      Nhưng còn gì là buổi nghe nhạc nếu bạn không thể nghe nhạc? Theo Ts. Krug, đây có một chút của sự “phấn đấu”, như đối với sự tiêu thụ rượu, nhiều yếu tố nguy cơ không dễ dàng thay đổi vì nó lại liên quan đến “niềm vui”, tuy nhiên chúng ta cần phải thay đổi nhận thức để bảo vệ thính lực của mình.

      Để phòng ngừa sự suy giảm thính lực có thể xảy ra, các câu lạc bộ, quán bar, sàn nhảy…nên trang bị thêm một phòng để “giải lao”, cung cấp các nút tai nghe miễn phí, và các nhà sản xuất tai nghe nên đặt một giới hạn cho âm lượng…

      Các chuyên gia thính học khuyên rằng : cứ mỗi khi nghe nhạc lớn, tăng âm lượng thêm 3 bậc Decibel, để giữ an toàn, bạn cần phải giảm một nửa thời gian nghe nhạc xuống. Ví dụ bạn đang ở mức 88 dB, tiếp xúc trong giới hạn an toàn được đến 4 giờ, nhưng đến 91 dB thì chỉ còn 2 giờ và cứ như vậy nếu tiếp tục…Họ cũng kêu gọi những người yêu âm nhạc, để tránh các rủi ro dài hạn khi nghe nhạc quá lớn như máy nghe nhạc cá nhân, chỉ nên nghe ở mức độ an toàn 85 dB.

TS.BS Cao cấp Ngô Quang Trúc

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/10.2018\/imei-rock-on.jpeg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/10.2018\/imei-rock-on.jpeg","subHtml":"imei rock on"}]