Tạp bệnh

Băng vết thương

I. ĐẠI CƯƠNG. Các vết thương do hoả khí hoặc do các nguyên nhân khác đều gây đau đớn, chảy máu và dễ bị ô nhiễm thêm bởi môi trương xung quanh. Vì vậy khi bị thương, mỗi vết thương đều được cần băng bó ngay sau khi bị thương , băng cang sớm càng tốt. […]

I. ĐẠI CƯƠNG.

Các vết thương do hoả khí hoặc do các nguyên nhân khác đều gây đau đớn, chảy máu và dễ bị ô nhiễm thêm bởi môi trương xung quanh. Vì vậy khi bị thương, mỗi vết thương đều được cần băng bó ngay sau khi bị thương , băng cang sớm càng tốt. vì hạn chế được sự đau đớn cho người bị thưong, cầm máu tại vết thương và ngăn cách vết thương với môi trường bên ngoài do đó hạn chế vi khuẩn tư môi trường xung quanh xâm nhập vào vết thương. Băng sớm, băng đúng quy định vết thương sẽ tạo điều kiện cho công tác xử trí và điều trị vết thương sau này được thuận lợi hơn.

Băng vết thương phải đạt được mục đích sau đây:

1.Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm thêm từ không khí, từ quần áo, từ mặt da xung quanh vết thương.

2.Cầm máu tại vết thương:

Vết thương càng thương tổn phần mềm lớn càng chảy máu nhiều nếu vết thương kèm theo gãy xương hoặc tổn thương các mạch máu… lại càng chảy máu nhiều hơn.

3.Bảo vệ vết thương:

Sau khi băng để chống lại cọ sát, va quệt làm cho vết thương được yên tĩnh trong quá trình vận chuyển.

II. NGUYÊN TẮC.

1. Băng sớm:

Trong điều kiện chiến đấu, cần băng khẩn trương băng ngay sau khi bị thương, hoặc càng sớm càng tốt, vì ngoài bị thương nhiều và tình hình chiến đấu đòi hỏi phải nhanh chóng đưa thương binh ra khỏi trận địa vào chỗ an toàn.

2. Băng đủ chặt:

Nếu băng lỏng thì không ép được vết thương nên không có tác dụng cầm máu, mặt khác quá trình vận chuyển sẽ làm xộc xệch hoặc tuột khỏi vết thương. Nhưng cũng không băng quá chặt gây cản trở lưu thông máu.

3. Băng kín vết thương, không bỏ sót vết thương:

Cần kiểm tra vết thương trước khi băng, thương dễ bỏ sót vết thương trong những trường hợp chiến đấu ban đêm, hoăc khi có nhiều người bị thương cùng một lúc. Thường trong những trường hợp chiến đấu ban đêmn hoặc trước khi có nhiều người bị thương cùng một lúc.

4. Không làm ô nhiễm thêm vết thương do những sai sót kỹ thuật:

III. CÁC LOẠI BĂNG.

Có nhiều loại băng, nhưng những loại băng thường được sử dụng trong chiến đấu nhiều hơn cả là: băng cá nhân, bang cuộn và băng tam giác.

1. Băng cá nhân.

Băng cá nhân được trang bị cho tất cả cán bộ chiến sĩ trong chiến đấu mỗi người 1-2 cuộn, cấu tạo như sau:

– Ngoài cùng là một lớp vải cao su (hoặc nhựa tổng hợp) dán kín để bảo vệ khỏi bị nhiễm khuẩn hoặc ẩm ướt.

– Ở giữa là một lớp giấy bọc.

– Trong cùng là một cuộn băng dài khoảng 4 mét và 1 kim băng, mỗi cuộn băng kèm theo 2 miếng gạc, 1 miếng cố định và 1 miếng di động.

– Sử dụng:

+ Xé lớp vải cao su và lớp giấy bảo vệ băng.

+ Một vết thương : đặt cả hai miếng gạc phủ kín vết thương rồi quấn nhiều vòng chặt, cuối cùng dùng kim băng để cài đầu cuối cùng của cuộn băng.

+ Hai vết thương gần nhau (hoặc vết thương xuyên lỗ vào lỗ ra) thì đặt miếng gạc cố định phủ kín vết thương thứ nhất, xê dịch miếng gạc di động để phủ kín vết thương thứ hai rồi quấn băng lại.

2.Băng cuộn.

Băng cuộn thường dùng là loại băng xô mềm hoặc vải có kích thước thường là: chiều ngang 6-8 cm, chiều dài 4-5m trang bị trong túi y tá, cứu thương cùng với băng cá nhân. Sử dụng Đặt một lớp gạc vô khuẩn che phủ vết thương, rồi đến một lớp bông thấm nước, một lớp bông mỡ, ngoài cùng là vòng băng, lớp bông gạc vô khuẩn tác dụng thấm máu, lớp bông mỡ tác dụng dàn hồi tác dụng cầm máu tại vết thương.

3. Băng tam giác.

Là loại băng làm bằng miếng vải hình tam giác đính thêm giải ở 3 góc. có nhiều kích thước.

Dễ sử dụng nhất là kích thích sau:

– Đáy tam giác = 1 mét; chiều cao = 0,50 mét; dải ở 3 góc.

– Ưu điểm : băng nhanh và băng được tất cả các bộ phận.

– Nhược điểm: cầm máu kém vì không cuốn được nhiều vòng.

IV. BĂNG TRONG CHIẾN ĐẤU.

Thông thường trong chiến đấu, y tá cứu thương phải băng ở tư thế nằm, thứ tự các động tác như sau.

– Đặt thương binh nằm sấp hay nằm ngửa tùy theo vị trí của vết thương.

– Y tá nằm sấp hoặc nghiêng bên cạnh thương binh, bên phía bị thương, mặt hướng về phía địch.

– Bộc lộ vết thương trước khi băng, tuyệt đối không được băng vết thương bên ngoài quần áo.

– Tiến hành băng vết thương theo đúng quy định các quy định kỹ thuật, tránh sai sót nhất là trong chiến đấu ban đêm, việc phát hiện vết thương thường khó khăn hơn nên dễ bỏ sót vết thương, băng không đúng quy định vị trí hoặc che phủ kín vết thương…

V. SỬ DỤNG BĂNG CUỘN VÀ BĂNG CÁ NHÂN.

Có nhiều kiểu băng: băng vòng tròn, băng vòng xoắn (còn gọi là băng xoắn ốc, băng kiểu rắn cuốn), băng số 8, băng vòng xoắn có gấp nếp (còn gọi là băng chữ nhân), kiểu băng đặc biệt như băng đầu, băng trán. Trong chiến đấu thường yêu cầu băng đơn giản, nhanh và chắc, nên cần thành thaọ 2 kiểu băng cơ bản là: băng vòng xoắn, và băng số 8, là hai kiểu băng có thể áp dụng cho tất cả các vị trị bị thương trong cơ thể.

1. Các kiểu băng cơ bản.

1.1. Băng vòng xoắn:

Đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình xoắn của một chiếc lò xo từ dưới lên trên, hoặc như hình tượng con rắn cuốn quanh thân cây.

Cách băng:

– Đặt đầu ngoài của cuộn băng ở dưới vết thương phía ngọn chi (sau khi đặt bông gạc che phủ kín vết thương), tay trai gữi đầu cuộn băng, tay phải cầm cuộn băng ngửa lên trên.

– Đặt 2 vòng băng cuốn đè lên nhau để giữ chặt đầu băng, cuốn nhiều vòng băng theo hướng từ dưới lên trên, vòng băng sau đè lên khoảng 2/3 của vòng băng trước, cho đến khi đã băng kín toàn bộ vết thương.

– Cố định đầu cuối của cuộn băng bằng kim băng hoặc x đôi đầu cuối của cuộn băng thành 2 dải để buộc ở phía trên vết thương. – Chú {: các vòng băng phải đi đều nhau, được xiết tương đối chặt. Trong khi băng không để cuộn băng rơi xuống đất.

1.2. Băng số 8:

Đưa cuộn băng đi theo hình số 8 (hoặc hình 2 vòng đối xứng). Kiểu băng này phức tạp hơn kiểu băng vòng xoắn nhưng thích hợp ở nhiều vùng khác nhau như vai, nách, bẹn, mông, cẳng tay, gót chân… tùy theo vị trí định băng mà cách đưa cuộn băng theo hình số 8 khác nhau.

2. Áp dụng cụ thể.

2.1. Băng các đoạn chi (cẳng tay, cánh tay, cẳng chân, đùi).

– Kiểu vòng xoắn: băng 2 vòng đè lên nhau để cố định đầu băng, sau đó băng nhiều vòng đi theo hình xoắn ốc từ dưới lên trên.

– Kiểu băng số 8 (kiểu chữ nhân cải tiến). Băng 2 vòng đầu đè lên nhau để cố định đầu băng. Đưa cuộn băng đi vòng quanh chi theo hình số 8, đường băng bắt chéo nhau ở mặt trước đoạn chi. Băng liên tiếp từ dưới lên trên nhiều vòng số 8, số 8 sau đè lên 2/3 của số 8 trước. Băng kín vết thương rồi buộc cố định đầu cuối của cuộn băng, băng kiểu số 8 có thể áp dụng tốt ở tất cả các đoạn chi.

2.2. Băng vai, nách theo kiểu số 8.

– Băng 2 vòng ở đầu trên cánh tay bị thương để cố định đầu băng.

– Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, 2 vòng của số 8 luồn dưới 2 nách và bắt chéo nhau ở vùng vai bị thương.

– Buộc hoặc cài kim băng đầu cuối của cuộn băng.

– Buộc hoặc gài kim băng đầu cuối của cuộn băng.

2.3. Băng một bên vú kiểu số 8:

– Vòng đầu băng quanh ngực, đi theo đường dưới vú.

– Đưa vòng băng bắt chéo qua trước ngực bị thương vòng lên phía vai đối xứng ra sau lưng.

– Băng liên tiếp từ dưới lên trên, một vòng quanh ngực lại đến một vòng bắt chéo qua vai.

– Buộc hoặc cài kim băng đầu cuối của cuộn băng.

2.4. Băng ngực:

– Đặt đường băng đầu tiên đi chéo từ dưới rốn lên vai trái, vòng ra sau lưng. Đầu băng để thừa một đoạn để buộc.

– Băng theo kiểu vòng xoắn quanh ngực từ dưới lên trên, các vòng băng xiết tương đối chặt, nhất là đối với các vết thương ngực hở.

– Đường băng cuối cho vong ra sau lưng vắt qua vai phải ra trước để buộc với đầu băng.

2.5. Băng bụng:

– Đặt gạc phủ kín vết thương, khi có bì phủ tạng cuốn gạc thành vòng tròn như vành khăn để bao quanh vết thương.

– Băng 2 vòng băng tròn qua giữa vành khăn.

– Sau đó băng theo kiểu số 8, một vòng đi trên vành khăn, một vòng đi dưới vành khăn cho đến khi kín vết thương.

– Buộc chặt hoặc gài kim băng đầu cuối của cuộn băng.

2.6. Băng bẹn, mông kiểu số 8:

– Băng 2 vòng đầu ở 1/3 trên của đùi để cố định đầu băng.

– Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, vòng trên của số 8 cuốn trên 2 mào chậu, bắt chéo ở trước bẹn rồi vắt ra sau đùi, đặt vòng số 8 cho đến khi che kín vết thương.

– Buộc hoặc cài kim băng ở đầu dưới cuộn băng.

– Băng mông : giống băng bẹn nhưng phải đặt thương binh nằm sấp và cho số 8 bắt chéo vùng mông.

2.7. Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu:

Theo kiểu băng bụng, vòng băng đầu qua giữa gối và các vòng băng sau đưa liên tiếp một vòng trên gối lại đến một vùng dưới gối.

– Cũng có thể băng đầu gối theo kiểu số 8 bắt chéo ở trước gối như băng vùng khoeo.

2.8. Băng vùng khoeo, vùng khuỷu:

– Băng theo kiểu số 8, bắt chéo ở vùng khoeo, bắt chéo trước vùng khuỷu.

– Vòng băng đầu tiên đi vòng tròn ở đầu trên cẳng chân.

– Đưa cuộn băng bắt chéo qua khoeo vòng lên trên gối, băng vòng tròn ở trên gối rồi lại cho bắt chéo xuống cẳng chân và cứ thế liên tiếp.

– Buộc hoặc cài kim băng đầu cuối của cuộn băng.

2.9. Băng bàn chân, bàn tay kiểu số 8:

– Băng vòng tròn đầu tiên ở sát đầu ngón chân.

– Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, vòng sau cổ chân và vắt chéo ở mu chân (băng bàn tay thì đương băng bắt chéo ở gan bàn tay).

– Buộc hoặc cài kim băng đầu cuối của cuộn băng.

2.10. Băng trán theo kiểu vàng khăn:

Đường băng đi theo vòng tròn từ trán ra sau gáy sao cho đường băng ở trán nhích dần từ trên xuống dưới và đường băng ở sau gáy nhính dần từ dưới lên trên.

2.11. Băng đầu theo kiểu quai mũ:

– Buộc đầu ngoài của băng vào vai trái làm điểm tựa.

– Đưa cuộn băng vắt ngang đầu từ trái sang phải và làm một vòng quai xoắn ở mang tai phải.

– Đưa cuộn băng đi vòng tròn quanh đầu, sau đó băng đầu từ phải sang trái và từ trái sang phải, xoắn qua 2 đầu băng ở 2 bên mang tai các đường băng nhích dần từ giữa ra trước trán và ra sau gáy.

– Buộc đầu cuối của băng với đầu ngoài ở vai trái thành vòng quai mũ dưới cằm .

– Cũng có thể băng theo kiểu quai mũ bằng cách đưa các đường băng nhích dân từ trán và gáy vào giữa đầu.

2.12. Băng một bên mắt:

Băng theo kiểu số 8, một vòng quanh trán, một vòng bắt chéo qua mắt bị thương rồi cứ thế băng liên tiếp. Buộc hoặc gài kim băng đầu cuối của cuộn băng.

VI. SỬ DỤNG BĂNG TAM GIÁC.

Băng tam giác sử dụng đơn giản, băng được nhanh và rất thích hợp với các vết thương phần mêm rộng lớn, các chỗ khó như băng bẹn, vai, nách.

1. Các kiểu băng.

1.1. Kiểu băng tam giác.

Để nguyên vải băng theo hình tam giác đặt vào vùng bị thương rồi buộc chặt bằng các dải băng. Dùng để băng bụng, vú, chi thể…

1.2. Kiểu băng cánh én.

Gấp vải băng lại hình cánh én, dùng để băng ở các vị trí khó như bẹn, vai, nach…

2. Áp dụng cụ thể.

2.1. Băng các đoạn chi.

Đặt khăn thẳng sát với các đoạn chi, quấn chặt như sà cặp rồi buộc.

2.2. Băng một bên vú.

Băng theo kiểu tam giác thường, cạnh huyền của tam giác vắt chéo trước ngực, đưa các đầu băng ra sau lưng rồi buộc.

2.3. băng vùng bụng, 2 mông.

– Băng theo kiểu tam giác thường, cạnh huyền tam giác đi ngang dưới rốn, đỉnh tam giác chúc xuống dưới vắt qua khe bẹn ra sau.

– Buộc các giải góc khăn ở vùng sau.

– Băng mông cũng như băng bụng: thương binh nằm sấp, băng tam giác úp vào 2 mông và buộc băng ở trước bụng.

2.4. Băng vai theo kiểu cánh én.

-Gấp băng theo hình cánh én phủ vào vai thương binh, đường gấp ở dưới 2 cánh n hướng lên trên.

– Vòng dây băng và buộc ở cánh tay.

– Đưa 2 cánh n ra trước ngực, sau lưng và buộc ở nách phía không bị thương.

– Băng một bẹn, hoặc mông cũng theo kiểu băng như vai, đường gấp ở dưới, 2 cánh én vắt ra trước bụng và sau mông.

2.5. Băng bàn chân, bàn tay:

Đặt bàn chân, (bàn tay) lên băng tam giác, gấp đỉnh tam giác phủ lên mu chân, (bàn tay) lên băng tam giác, gấp đỉnh tam giác phủ lên mu chân (bàn tay) rồi buộc.

2.6. Băng đầu:

Đặt cạnh huyền ngang trước trán đỉnh vuông vắt ra sau gáy, đưa dây băng quấn quanh đầu rồi buộc.

NGUỒN

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Trang web : www.ykhoaviet.tk

Email : lesangmd@gmail.combachkhoayhoc@gmail.com 

Điện thoại : 0973.910.357

Viện Y học bản địa Việt Nam trân trọng cảm ơn BS Lê Đình Sáng đã chia sẻ nội dung trên!

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Sưu tầm

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận