bacsy

Nghề y là 1 nghề đặc biệt, hành nghề mang tính nghề nghiệp đặc thù nhưng không buôn bán, mang mục đích sinh lợi nhưng có nhưng quy tắc nhất định, diễn ra trên thị trường nhưng sản phẩm dịch vụ không nhất thiết phải đặt giá. nhưng lý do trên được trả lời bởi đạo đức y học.

Y đạo, y lý và y thuật là 3 vần đề liên quan xuyên suốt quá trình hành nghề y, y đạo chính là vấn đề y tế, y lý là vấn đề y khoa, y thuật chỉ mang tính thuần túy chuyên môn. Nhận dạng vấn đề đạo đức trong nghề y thường gây bối rối trong dư luận xã hội, cho thầy thuốc và bệnh nhân bởi tính nhậy cảm của nó.

Phương châm chính có 2 vấn đề mấu chốt: hành động vì lợi ích người bệnh và tôn trọng tính tự chủ của người bệnh. Tôn trọng có thể gây hậu quả xấu cho người bệnh, vì lợi ích người bệnh thì có thể thiếu tôn trọng. Sự hài hòa giữa 2 chuẩn mực buộc người thầy thuốc phải có giải pháp và lối thoát đạo đức.
Người bệnh hoàn toàn có quyền từ chối mọi ứng xử y học trên thân thể của mình, dù đã được giải thích có cơ sở khoa học, xét tính hơn thiệt. Người thầy thuốc cần tôn trọng quyền này.
Trên cơ sở chia sẻ thông tin người bệnh đồng cảm, hợp tác với thầy thuốc với mục đích hướng tới 1 khả năng tốt hơn hiện trạng là điều cả 2 phía cùng mong muốn và thảo luận biện pháp tiến hành. Quyền con người được thể hiện trong các quy phạm pháp luật không nơi nào rõ ràng và thẳng thắn như trong y khoa và y thuật. Sự chấp nhận được chăm sóc y tế của người bệnh chính là sự ưng thuận có cơ sở y lý.
NHững thông tin trái với mong muốn của người bệnh từ kết quả khám xét và xét nghiệm không nên nói thẳng với người bệnh mà vẫn không phải là người không trung thực. Tất nhiên nếu họ có nguyện vọng biết sự thật thì cũng không nên từ chối vì nó liên quan tới những quyết sách trong định hướng tương lai của họ và gia đình. Không nên để bệnh nhân kỳ vọng điều không hiện thực, cố tránh thất vọng về 1 sự thật không tránh khỏi là khiên cưỡng không hợp lý.

Mọi người đều có quyền được ngành y tế chăm sóc khẩn cấp, nhưng không cần những chăm sóc mang tính hành vi mà vô ích về hiệu quả.

Hải thượng lãn Ông và Tuệ Tĩnh cũng đã từng đề cập vấn đề từ chối chịu chữa bệnh và cho rằng họ không muốn sống thì không thể chữa. Điều đó là mặc nhiên và minh thị. Thế nhưng chúng ta, người thầy thuốc có nghĩa vụ gợi mở những điều bệnh nhân mong muốn mà họ chưa biết cách đi tới, và, hoặc giúp hay đi cùng họ nếu hướng đi có lợi cho người bệnh.

Khi người bệnh không có khả năng đưa ra những quyết định cần thiết thì những người đại diện hợp pháp phải đứng ra quyết định thay trên cơ sở vì lợi ích người bệnh và chỉ vì lợi ích đó. Tập hợp các thành viên trong gia đình hoặc gia đình ủy thác 1 người có uy tín với gia đình sẽ là đại diện hợp pháp.
 Nếu người bệnh hấp hối trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo và kiên quyết từ chối mọi biện pháp hối sức tích cực thì chúng ta nên tôn trọng quyết định đó. Nhưng khi bệnh nhân không ý thức được điều mình từ chối có lợi cho sự sống của mình thì không được bỏ lỡ cơ hội cứu sống.
Chúng ta không được phép nói sai sự thật khi vấn đề liên quan tới các lợi ích không hợp pháp, ví dụ vấn đề bảo hiểm, vấn đề thừa kế. Giữ bí mất là quyền của Bác sỹ nhưng không phải là tuyệt đối nếu đó có hại cho người còn sống và pháp luật đòi hỏi.
Bác sỹ Hoàng Sầm
Chủ tịch hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/11.2018\/doctor.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/11.2018\/doctor.jpg","subHtml":"bacsy"}]