Tôi viết bài này với mục đích chia sẻ cho cộng đồng và quý đồng nghiệp về những đặc trưng và khó khăn trong việc khám chữa bệnh cho người dân yếm thế ở Tả Phìn Hồ – Hà Giang.

Sau khi tốt nghiệp khóa siêu âm ổ bụng tổng quát, tôi được lãnh đạo điều động lên Tả Phìn Hồ – Hà Giang điều hành và trực tiếp khám chữa bệnh cho bà con nơi đó. Qua những hiểu biết từ trước về vùng này, tôi mường tượng công việc chắc sẽ nhàn hạ thôi vì mật độ dân số ở đây rất thưa thớt, có khi 1km mới có 1 hộ dân. Còn nữa, vùng này gần như biệt lập cả về cư dân cũng như khí hậu ẩm lạnh, lác đác một vài hộ gia đình người H’Mông còn lại là lán tạm người Dao đỏ lên núi kiếm củi, thức ăn và cây thuốc.

Đến nơi, phải thốt lên một điều là thời tiết thật tuyệt, khi trưa Hà Nội nắng như thiêu đốt tới 43oC thì tại đây nhiệt độ chỉ đang dao động 23 – 28oC. Thật tuyệt cho sức khỏe.

Ngày làm việc đầu tiên, khi xuống tới phòng khám thấy xe máy đỗ chật kín cửa, tưởng họp thôn phổ biến chính sách thu hái cây thuốc cho Viện, ai ngờ, toàn là bệnh nhân, ngồi không đủ chỗ nên hơn chục bệnh nhân phải đứng, ước tính đến 25-30 người.

Bắt tay vào việc, tôi cùng Bs Hoàng Sầm – chủ tịch hội đồng viện cùng hội chẩn cho các bệnh nhân. Viện chúng tôi đã đầu tư khá đầy đủ các thiết bị thăm khám cho phòng khám trên này: máy siêu âm 4d/5d; máy xét nghiệm sinh hóa máu-nước tiểu, máy điện tim, máy nội soi tai mũi họng… các vị trí đều sắp xếp với mức độ chuyên môn hóa cao.

Chi phí khám chữa bệnh ở đây được lãnh đạo Viện chúng tôi đưa ra nghị quyết là giảm một nửa so với miền xuôi, ví dụ chi phí siêu âm tổng quát là 60 nghìn vnđ (so với 120-150 nghìn ở Hà Nội), giá thuốc cấp cho bệnh nhân là miễn giảm tối đa có thể, còn chi phí khám lâm sàng thì miễn phí hoàn toàn. Đây là một chủ trương do Hội đồng Viện quyết định dựa trên thông điệp cốt lõi của chúng tôi “Trung thành với lợi ích của cộng đồng”.

Ba ngày đầu tôi phải cùng khám bệnh với Bs Hoàng Sầm để thày dẫn dắt nhập cuộc, vì mỗi vùng có 1 đặc trưng riêng. Về dịch tễ học, về văn hóa, ngôn ngữ, đặc trưng nghề nghiệp, khí hậu…

Ngày thứ tư, Bs Hoàng Sầm trở về Trụ sở Viện Y học bản địa Việt Nam, tôi bắt đầu những ngày độc lập khám bệnh. Qua những ngày trước tôi đã hiểu được đôi điều về bệnh nhân vùng này; đa phần là các bệnh liên quan đến hệ thống Cơ – Xương – Khớp như đau cột sống thắt lưng (có/không kèm theo thoát vị đĩa đệm), viêm khớp các chi, viêm gân bám tận các chi, thoái hóa đốt sống cổ; có khi 10 bệnh nhân thì 7 người là bệnh cơ xương khớp. Những bệnh này chúng tôi kết hợp giữa sản phẩm của Viện nghiên cứu & sản xuất từ thảo dược như KSM13 (chống viêm, phục hồi khớp), Morinda tăng cường sức đề kháng, hạt kiềm sinh học kiềm hóa máu….

Còn lại thì là bệnh về tai mũi họng, hô hấp như viêm phế quản/phổi, viêm họng, viêm xoang… nhóm bệnh này thì lại dễ điều trị vì chúng tôi rất ít dùng kháng sinh mà áp dụng các sản phẩm từ thảo dược của Viện như COPD1 (viên thảo dược chống viêm phổi/phế quản), Áp Tơ (viên thảo dược kháng viêm khoang miệng), ByeXoang (viên thảo dược chữa viêm xoang)…

Tôi nhớ một trường hợp ấn tượng, thật ra tôi ấn tượng vì cái tên của cậu bé, nghe rất uy vũ: Sùng Đại Bàng người H’Mông. Bé bị viêm họng sốt cao, nghe phổi không có rale. Thuốc phòng khám có viên Áp Tơ, cho ngậm nuốt, ngoài ra vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cho uống nước cháo loãng, chườm nách và bẹn. Bệnh nhân nghèo quá, khi thanh toán tiền, thuốc 1 lọ giảm giá còn 80 nghìn, thấy họ móc tiền ra 1 nắm ngượng ngùng có 90 nghìn. Quyết định giảm giá tiếp cho còn 50 nghìn, lỗ đâu Bs Hòa chịu.

Dù sao cũng thấp thỏm, không dùng kháng sinh mà, 2 hôm sau tôi hỏi người y sĩ chuyên gọi điện kiểm tra kết quả điều trị thì cậu ta cười lớn: hê hê, khỏi rồi anh ạ!

Thật đáng mừng.

Cá biệt có 1 trường hợp cũng do tôi cùng Bs Hoàng Sầm hội chẩn, nữ 52 tuổi, triệu chứng khó thở, mệt nhiều, phổi rale ẩm 2 bên, rối loạn nhịp tim, điện tim bất thường, cao huyết áp, thể trạng gày yếu. Sau hội chẩn Bác sỹ quyết định dùng Nạp Khí Ninh Tâm hoàn (chống suy tim), Mạch vành tim (chống thiếu máu cơ tim), COPD1 và 1 loại thuốc tây hạ huyết áp. Hai tuần sau điều trị bệnh nhân hồi phục nhiều, chỉ định tiếp tục dùng thuốc.

Lại có 1 bệnh nhân nam 56 tuổi, đau chi dưới phải dữ dội, đi bằng nạng, đã đi điều trị nhiều nơi trong 2 năm nhưng chữa không đỡ. Trực tiếp khám bằng các nghiệm pháp, phát hiện ra bệnh nhân bị viêm khớp háng mạn tính, khả năng có tiêu chỏm xương đùi hoại tử. Giật mình, tại sao viêm khớp háng rõ ràng như này tại sao 2 năm qua họ lại điều trị theo hướng viêm đa khớp? Hai tuần sau điều trị, bệnh nhân đã thuyên giảm 3/10 mức độ đau, sau 3 tháng bệnh nhân hết đau chỉ còn đi hơi tập tễnh.

Thế mới biết chữa bệnh trên núi cao thì rất cần có tâm, có đức và trình độ chuyên môn thật vững.

Bác Sỹ Hoàng Đôn Hòa
Viện Y học bản địa Việt Nam

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/07.2020\/20799150_368552663562657_6465155479853900201_n.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/07.2020\/20799150_368552663562657_6465155479853900201_n.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/07.2020\/bac-sy-hoang-sam-kham-benh-tai-phong-kham-ta-phin-ho.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/07.2020\/bac-sy-hoang-sam-kham-benh-tai-phong-kham-ta-phin-ho.jpg","subHtml":""}]