Về thoát vị đĩa đệm cột sống (spinal disc herniation) cần hiểu rất cơ bản chúng ta mới củng cố, cải thiện, giữ gìn, bảo vệ được nó. Bảo vệ được đĩa đệm cột sống là tham gia tích cực vào bảo vệ tủy sống.

1. Đĩa đệm là gì:

Đĩa đệm là 1 cái đệm giữa đốt sống trên và đốt sống dưới để tạo ra cái gọi là "đoạn vận động" hoặc gọi là "một đơn vị vận động"; đĩa đệm chẳng qua là một cái đĩa dày cấu tạo bởi 3 thành phần chính là nhân nhầy, vòng sợi và mỏm sụn và có cấu trúc dạng thớ sợi chắc, xếp theo hình vòng tâm, chứa nhân keo (tức là nhân nhầy đĩa đệm nucleopus). Đĩa đệm có khả năng đàn hồi và biến dạng khi bị nén và có vai trò làm giảm chấn động tới các thân đốt sống. Trong đoạn vận động này có 1 không gian cứng ở về phía sau tủy sống để các dây thần kinh thoát ra, chỗ này gọi là lỗ liên đốt, lỗ tiếp hợp.

thoát vị đĩa đệm

2. Đĩa đệm được nuôi sống và dinh dưỡng thế nào ?

Đĩa đệm dưới sức nặng của trọng lượng cơ thể đè nén rất lớn, ví dụ lực nén trên đĩa đệm L5/S1 = 3P x cosα /2 trong đó P là thân trọng. Do vậy khi độ 4-6 tuổi tùy theo thể trọng cao hay thấp mà lực nén hủy hoại các mạch máu trong đĩa đệm nhanh hay chậm. Thành ra khi lớn lên dần, đĩa đệm sẽ không còn mạch máu nuôi và chuyển sang chế độ dinh dưỡng bằng khuếch tán chậm thẩm thấu. Mỗi khi đi nằm nghỉ thì đĩa đệm hút nước vào và phồng lên 1 chút, đứng lên đi lại, nhảy dây, chơi bóng chuyền ... thì lại xẹp đi 1 chút. Khi về già đĩa đệm có đứt rách, xơ hóa, nhân keo đặc lại cứng hóa dần, khi đi nằm hút nước nhanh hơn, phồng lên nên lúc khoảng 4-5 giờ sáng là đau lưng do có lực ép vào dây thần kinh ở chỗ lỗ tiếp hợp. Khi có những triệu chứng như vậy chứng tỏ đĩa đệm đã thoái hóa không đảo ngược được.

3. Đĩa đệm sẽ tổn thương trong trường hợp nào ?

- Người có chỉ số BMI cao do thừa cân béo phì;

- Vận động gắng sức ở tư thế góc cosα có chỉ số lớn khi khênh vác vật nặng đột ngột, nghe đánh "khục" ở đoạn cột sống thắt lưng, có 3 yếu tố tác động tạo lực nén đột ngột: Thân trọng + trọng lượng vật mang + góc α - các thoát vị đĩa đệm có về cơ bản cũng theo nguyên lý trên như nhạy cảm hơn do thân đốt sống địa đệm nhỏ hơn và có 6 lớp cơ vùng gáy nên mạnh về phía sau, yếu phía trước. Những trường hợp như trên lực nén chếch chéo về phía sau cột sống, nhân keo dồn nén gây đứt rách vòng sợi, đứt dây chằng Park bám mỏm sụn; thậm chỉ nhân keo thoát luôn vào ống tủy gây liệt tức thì ( thoát vị độ V).

- Viêm đĩa đệm do môi trường acid: bình thường PH máu là 7,35 - 7,45 còn pH đĩa đệm là = 7,0. Một khi đĩa đệm cột sống có pH giảm còn 6,5 thì viêm đĩa đệm do acid, pH xuống còn 6,0 thì viêm dính, pH xuống 5,5 thì đau không chịu nổi, nhức nhối ngày đêm dữ dội ... do vậy đau cột sống trường diễn bất kể lý do gì nên ưu tiên truyền dung dịch kiềm, ví dụ Nabicarbonat hoặc mọi biện pháp kiềm hóa cơ thể, ví dụ nước khoáng kiềm Alkaline hoặc hạt kiềm sinh học do viện y học bản địa Việt Nam nghiên cứu chế tạo từ vỏ ốc Anh vũ ( năm 2013); cũng chú ý rằng mỗi khi đau cột sống không nên ăn những thức ăn, đồ uống mang tính chất gây tăng acid máu và không dùng vitamin C ...

- Viêm đĩa đệm do vi khuẩn Gram (-), bệnh nhân đau nhức cột sống như kiểu có ổ mủ trong cột sống, đi lại hơi đỡ, nằm đêm đau tăng dữ dội, chụp không thấy tổn thương thực thể cột sống, có thể sốt, bạch cầu tăng nhẹ ... cần dùng ngày kháng sinh chống gram (-) như Kanamycin, gentamycin, streptomycin tiêm trong 7-10 ngày. - Do ngã ngồi khi đang mang vác nặng: có thể gây vỡ bẹp tòe đĩa đệm, kèm theo trượt đốt sống và đĩa L5/S1 ra phía trước, tuy nhiên không gây liệt vì đoạn này không còn tủy sống nữa;

- Chấn thương thì có gây viêm, quá trình viêm gây thoái hóa nên có thể nói " trong viêm có thoái hóa, trong thoái hóa có viêm". - các tổn thương do lao và giang mai thì ít gặp vô cùng, các tổn thương hỏa khí không tính vào đây.

- Do thoái hóa có vôi hóa: đĩa đệm là 1 cấu trúc nửa cứng nửa mềm nằm trong 1 không gian cứng, sự chuyển dịch của nó ảnh hưởng đến độ vững chắc của dây chằng Park, trên nhưng cơ địa có nghề nghiệp mang vác nặng như thợ bốc vác, lái xe đường dài, vận động viên bóng chuyền ... sau những sang chấn, vi sang chấn ... các mỏm xương rìa đốt sống phát triển để tăng "độ giữ" ổn định cho vị trí đĩa đệm, cùng với sự co kéo trường diễn của dây chằng Park dẫn đến hình thành tình trạng gai xương, mỏ xương như chúng ta thấy- như vậy mỏ xương, gai xương là hậu quả của tình trạng thích ứng chứ không phải nguyên nhân như chúng ta thường nghĩ.

4. Kinh nghiệm cá nhân về thoát vị đĩa đệm

Sau hơn 40 năm hành nghề với vài vạn case cột sống, tôi rút ra kết luận như sau:

1) Tìm mọi cách giảm tải cho đĩa đệm khi mắc bệnh, 1 trong những cách đó là chuyển tải trọng lượng thân trên đều trên toàn bộ diện tích đĩa đệm như ngồi thẳng lưng, thẳng cổ; khi nhấc, mang vác luôn ở từ thể "doãi chân chèo";

2) Cố định cổ và lưng bằng gối bao cát, đeo đai lưng, đai cổ;

3) Hạn chế vận động giai đoạn đau nhiều, gối bao cát hoặc nằm đệm cứng hoặc cả 2 - điều trị theo nguyên nhân;

4) Uống thuốc giãn cơ, giảm đau nhẹ, không dùng loại giảm đau mạnh, an thần;

5) Kéo giãn nhẹ và kéo dài, không kéo dãn mạnh gây đứt yếu thêm dây chằng Park;

6) Uống Khớp Saman x 9 viên ngày chia 3 lần x 30 ngày; tiếp x 6 viên ngày x 60 ngày;

7) Trường hợp đè ép nhiều: tiêm màng cứng đường ống cùng ( phát kiến năm 1992 chưa đăng kí bản quyền) 

BS Hoàng Sầm

Chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam

Cellphone 0913 256 913 / 0977 356 913

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/thoat%20vi%20dia%20dem%20hoang%20sam(1).jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/thoat%20vi%20dia%20dem%20hoang%20sam(1).jpg","subHtml":"tho\u00e1t v\u1ecb \u0111\u0129a \u0111\u1ec7m"}]