Bệnh đái dầm và cách điều trị
Đái dầm chỉ ra một tình trạng đái khi đang ngủ say không thể chối cãi.
Đái dầm được định nghĩa ở trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Tỷ lệ đái dầm trên toàn thế giới ở trẻ em từ 6–12 tuổi là 1,4%–28%.
Theo Macaracov nhà thần kinh học Liên xô, khi áp lực bàng quang tăng lên do nước tiểu, cảm nhận của các cảm thụ quan ở bàng quang theo đường truyền hướng tâm báo về tủy sống - đánh thức trung tâm phụ trách tiểu tiện trên Não (cocturition pontine) sẽ ra quyết định phản ứng nhịn tiếp hoặc dậy đi tiểu.
Ở trẻ em dưới 3-5 tuổi trung tâm này chưa phát triển đầy đủ, trung tâm nhận được kích thích từ tủy sống báo động nhưng "không thức tỉnh" để có phản ứng đáp ứng thích hợp, theo đó theo phản xạ an toàn, trẻ đái khi đang ngủ say - trường hợp này không xếp vào bệnh đái dầm.
Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong đái dầm ban đêm. Con cái của cha mẹ có tiền sử đái dầm có nguy cơ mắc đái dầm cao hơn. Gen ENUR1 có thể liên quan đến sinh lý bệnh của đái dầm. Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có tỷ lệ đái dầm cao hơn so với những trẻ không bị. Kích thích không đầy đủ có thể làm giảm bài tiết vasopressin, hoặc thiếu hụt vasopressin có thể làm giảm hưng phấn và không thể thức dậy khi bàng quang đầy. Đái dầm cũng có mối liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Ba cơ chế của đái dầm bao gồm:
Sản xuất nước tiểu về đêm quá mức, hoạt động quá mức của bàng quang và không thức dậy để đáp ứng với cảm giác của bàng quang.
Hình: Tóm tắt sinh lý bệnh của đái dầm
Đái dầm có thể gây ra cảm giác thất bại, tự ti. Nó tác động đến trạng thái cảm xúc, lòng tự trọng, cũng như sự phát triển xã hội của bệnh nhân.
Các lựa chọn điều trị đái dầm hiện nay theo y học hiện đại bao gồm
- Thay đổi lối sống: giải thích, loại bỏ cảm giác tội lỗi, khuyến khích uống nước ( không quá nhiều – theo khuyến nghị ), khuyến khích đi tiểu trước khi ngủ, hạn chế đồ uống chứa caffein, lợi tiểu vào buổi chiều, tối.
(khuyến nghị lượng chất lỏng đưa vào một ngày theo tuổi)
- Phương pháp báo thức trên giường: Máy báo động điện tử phát hiện độ ẩm ướt và kích hoạt báo động dậy đi tiểu.
- Các thuốc hiện đang được sử dụng: Desmopressin, kháng Cholinergic và thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Xong điều trị vẫn có tỉ lệ thất bại cao hoặc có tác dụng không mong muốn, theo y học cổ truyền Đái dầm được bác sĩ Hoàng Sầm điều trị theo các trường hợp như sau:
1. Khi trẻ đã trên 3 -7 tuổi ở trẻ gái và 3-8 tuổi ở trẻ trai - trung tâm Cocturition pontine vẫn chưa "toàn thiện" trẻ đái khi ngủ say thì gọi là đái dầm, theo đông y trường hợp này là do thận âm phát triển chưa đầy đủ, vì "trẻ thuần dương vô âm", chỉ cần dùng các thuốc bổ âm sáp niệu - bài thuốc " di / mộng niệu thang" gồm bài Lục vị + 1 số vị thuốc sáp niệu như khiếm thực, kim anh tử, mẫu lệ ... với liều rất thấp, nhưng rất hiệu quả.
2. Trường hợp > 7,8 - 14,16 tuổi đái dầm thường gặp ở trẻ chậm phát triển trí não / khiếm khuyết não thì vẫn dùng bài thuốc trên với liều cao hơn.
3. Trường hợp gái trên 14, trai trên 16 tuổi vẫn bị đái dầm thì cần kiểm tra ngay XQ xem có gai đôi (spinabifida ocunt - hở cung sau đốt sống bẩm sinh, thường do thiếu Iode trong thời kì mang thai) khu vực các đốt sống thắt lưng/ cùng hay không. Gặp trường hợp này cần tiêm màng cứng đường ống cùng. Kĩ thuật này được bác sĩ Hoàng Sầm phát triển sau khi mổ giải phẫu định khu vùng cùng cụt với 13 trường hợp trên xác giải phẫu( Năm 1993 - Giáo sư Minh giúp đỡ và cho phép); với kĩ thuật này chỉ tiêm duy nhất 1 lần, rất ít khi phải tiêm 2-3 lần. Chú ý vô khuẩn như phòng mổ.
4. Với người cao tuổi, theo Đông y là do thận dương hư, theo tây y xếp vào loại "trễ đáp ứng thần kinh"; năm 1989 GS Trần Thúy chữa bằng cứu ngải cách gừng cho 1 trường hợp BN nữ, cao tuổi ở miền nam ra bắc; đây là một BN nữ rất quan trọng, đến giờ cũng vẫn phải giữ bí mật danh tính. Sau đợt liệu trình I, cứu ngải x 10 ngày/ tháng, các huyệt Mệnh môn, chí thất, thận du, yêu dương quan, thượng, trung, thứ, hạ liêu - thì hết đái dầm. Sau đó duy trì 2 liệu trình như vậy nữa để củng cố, duy trì thì khỏi hẳn/ trước đó BN này đã được nhà nước cho đi Trung Quốc chữa nhưng chỉ đỡ không khỏi hẳn (chắc do ít thời gian); thuốc uống là bát vị quế phụ.
“Riêng trong nhà, mẹ tôi khi sang tuổi 66 -67 thì cũng bị như vậy, bố tôi cho uống rất đơn giản: Nước luộc ốc suối, mỗi ngày một bát có đập thêm vào đó 1 củ gừng - cũng ổn định tốt. Bà bị tiểu đường, thọ 94 tuổi (mất năm 2014)”
5. Từ các cơ chế bệnh sinh trên, hiện nay có thể dùng theo phác đồ thuốc từ thảo dược như sau:
a. Thất miên x 04 viên/ ngày
b. Neo 19 x 04 viên/ ngày
Chia 2 lần uống lúc 8h - 18h; (giờ kinh thận), hai thuốc này gồm nhiều chất ức chế, ổn định thần kinh trung ương, tăng cường đáp ứng thần kinh.
c. KD01 x 2 viên( nếu là nam, nữ chỉ cần 1 viên) ngày uống 1 lần lúc 18h; Bản chất là thuốc bổ dương, cố tinh, chống yếu sinh lý nam nữ, cải thiện số lượng, chất lượng trứng và tinh trùng ... thường dùng chữa vô sinh nam và nữ.
Thời gian uống nên kéo dài chừng 4 tuần, nếu không ổn cần chụp cột sống thắt lưng cùng xem có gai đôi không.
Tài liệu tham khảo
https://patient.info/health/bedwetting-nocturnal-enuresis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3348193
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5704404/#ref6
BS Trịnh Thị Khánh Huyền
Nghiên cứu viên – Viện Y Học Bản Địa Việt Nam