Cấu trúc một công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) còn gọi là format cũng là một việc mà người nghiên cứu (NCV) cần đặc biệt chú ý. Nhiều tạp chí khoa học, kể cả tạp chí của nước ngoài không chấp nhận đăng bài vì không đảm bảo format theo quy định. Mỗi loại công trình NCKH đòi hỏi một format riêng, mỗi loại tạp chí khoa học hay nhà xuất bản cũng có quy định khác nhau về format, ở đây xin giới thiệu format của một số loại công trình nghiên cứu hay gặp ở nước ta.

1. Cỡ chữ, khoảng cách dòng và lề:

Công trình NCKH nói chung được trình bày trên khổ giấy A4 (trừ bản tóm tắt của công trình NCKH).

Về cỡ chữ: Không có quy định cụ thể, thông thường là cỡ chữ 13 hay 14 (trừ tóm tắt của công trình NCKH).

Phông chữ Times New Roman.

Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.

Giãn cách dòng chung là 1,5.

Các lề thường có quy định như sau:

- Lề trên: 2,0 -2,5 cm.

- Lề dưới: 2,0 – 2,5 cm.

- Lề trái: 3,0 - 3,5 cm.

- Lề phải: 2,0 cm.

Đánh số trang: Thông thường đánh số ở giữa trang và phía trên. Các trang đầu, không kể trang lót bìa, bao gồm: Chữ viết tắt, lời cám ơn, lời cam đoan, mục lục…thì đánh số trang bằng chữ số la mã in thường: i, ii, iii, iv…Từ phần đặt vấn đề trở đi cho đến hết thì đánh số trang bằng chữ số la tinh và bắt đầu từ 1: 1, 2, 3, 4…

2. Các đề mục và độ dài tương đối các đề mục trong một công trình NCKH

Cũng không có quy định cụ thể, tuy nhiên mỗi cơ sở/đơn vị lại có quy định riêng cho từng loại đề tài NCKH (xem bảng 1). Ở đây đề cập chủ yếu cho đề tài NCKH cấp cơ sở và cấp tỉnh/thành phố.

Bảng 1. Các đề mục chính và độ dài tương đối của chúng (tính theo số trang) trong một công trình NCKH Y học

TT

Các đề mục chính

(theo thứ tự)

Đề tài cấp cơ sở

(số trang tương đối)

Đề tài cấp tỉnh/thành phố

(số trang tương đối)

  1.  

Gáy tài liệu

 

 

  1.  

Trang bìa trước

1

1

  1.  

Trang lót bìa trước

0 hay 1

1

  1.  

Tác giả/ tập thể tác giả

1/2

½

  1.  

Lời cam đoan

0 - ½ - 1

½ - 1

  1.  

Lời cám ơn

  1. ½ - 1

½ - 1

  1.  

Bảng chữ viết tắt

1

1-2

  1.  

Mục lục

1

1-2

  1.  

Mục lục các bảng

½ - 1

1-2

  1.  

Mục lục các biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ

½ - 1

1-2

  1.  

Tóm tắt công trình NCKH

1-2

2-3

  1.  

Đặt vấn đề

1-2

2-3

  1.  

Tổng quan

4-5

10-15

  1.  

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2-3

5-6

  1.  

Kết quả nghiên cứu

4-5

10-15

  1.  

Bàn luận

4-5

10-15

  1.  

Kết luận

1-2

2

  1.  

Kiến nghị

½ -1

½ -1

  1.  

Tài liệu tham khảo

2- 3

5-7

  1.  

Phụ lục

3-5

5-10

Độ dài toàn bộ công trình NCKH

30-40

70-100

3. Đánh số các đề mục

Việc đánh số các đề mục là theo cấp độ của đề mục [1].

3.1. Cấp độ cao nhất của đề mục trong một công trình NCKH là chương, số thứ tự của chương được đánh số bằng chữ số la tinh từ 1. Trong một công trình NCKH, theo quy định chung, có 4 chương:

Chương 1 là phần tổng quan;

Chương 2 là phần viết về đối tượng và phương pháp nghiên cứu;

Chương 3 là phần viết về kết quả nghiên cứu;

Chương 4 là viết bàn luận.

Không có chương 5 trở đi. Chú ý, với bài báo khoa học thì không có cấp độ chương như thế này.

Cách viết: Chương và số của chương được viết chữ in thường và dùng chữ số la tinh, viết giữa trang giấy và riêng một dòng (cân giữa), không đi cùng dòng với tên của chương.

3.2. Cấp độ 1: Dưới cấp độ chương là cấp độ 1. Từ cấp độ này trở đi chỉ có số, không có chữ đi kèm và chỉ dùng số la tinh. Số của cấp độ này chia 2 phần: Số đầu trùng với số của chương, tiếp theo là dấu chấm, tiếp theo nữa là số thứ tự cấp độ 1.  Liền sau đó là tên của đề mục.

Cách viết: Viết sát lề bên trái hoặc lùi vào một cách. Ví dụ:

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Viết như trên, ta hiểu là địa điểm nghiên cứu là mục 1 thuộc chương 2.

3.3. Cấp độ 2: Dưới cấp độ 1 là cấp độ 2. Chữ số của cấp độ 2 đứng sau chữ số cấp độ 1, cách nhau dấu chấm (.) và bắt đầu từ 1.

Liền sau đó là tên của đề mục.

Cách viết: Viết sát lề bên trái hoặc lùi vào một cách. Ví dụ:

2.1.3 Nghiên cứu mô tả

Viết như trên, ta hiểu là mục về nghiên cứu mô tả là mục thứ 3 của mục lớn 1. Mục lớn 1 này là mục đầu tiên của chương 2.

3.4. Cấp độ 3: Dưới cấp độ 2 là cấp độ 3. Chữ số của cấp độ 3 đứng sau chữ số cấp độ 2, cách nhau dấu chấm (.) và bắt đầu từ 1.

Liền sau đó là tên của đề mục.

Cách viết: Viết sát lề bên trái hoặc lùi vào một cách.

3.5. Cấp độ 4: Thông thường trong công trình NCKH, từ cấp độ 4 trở đi lại không quy định format như trên. Với cấp độ 4 thường dùng kí hiệu là dấu trừ (-) và viết thụt vào 1 cách so với lề trái.

3.6. Cấp độ 5: Với cấp độ 5 thường dùng kí hiệu là dấu cộng (+) và viết thụt vào 2 cách so với lề trái.

4. Nội dung các đề mục của công trình nghiên cứu khoa học

Tùy cấp độ của đề tài và cũng tùy quy định của mỗi nơi mà các đề mục của công trình nghiên cứu khoa học có quy định khác nhau. Ví dụ, luân văn cao học của Trường Đại học Y Hà Nội không có phần tóm tắt luận văn, nhưng Trường Đại học Y tế công cộng lại yêu cầu phải có phần này.

Sau đây xin giới thiệu một số quy ước chung về các đề mục

4.1.Trang bìa trước (xem bảng 1):

Bảng 1. Quy định viết trang bìa trước đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Đại học Y Hà Nội

Tên đề mục

Vị trí viết

Phông chữ

Cỡ chữ

Tên cơ quan chủ trì, giao đề tài

Dòng đầu, giữa trang

Time New Roman, in hoa

15

Tên cơ sở thực hiện

Dòng thứ hai, giữa trang

Time New Roman, in hoa

15

Viết: “Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở”

Dòng thứ 6 và 7, giữa trang, chia 02 dòng

Time New Roman, in hoa

14

Viết “Tên đề tài”

Dòng thứ 10, căn lề trái

Time New Roman, in thường, đậm

15

Tên đề tài khoa học

Dòng thứ 11 và 12, giữa trang

Time New Roman, in hoa, đậm

17

Tên chủ nhiệm đề tài

Dòng thứ 16 hay 17, căn lề phải

Time New Roman, in thường, đâm

15

Mã số của đề tài

Dòng thứ 17 hay 18, căn lề phải

Time New Roman, in thường, đâm

15

Tên địa phương, tháng năm

Dòng 23 hay 24, giữ trang

Time New Roman, in thường, đâm

15

Hình 1. Hình bìa trước của đề tài NCKH cấp cơ sở

Chú ý: Toàn bộ nội dung trang bìa trước có thể để trong khung (hình 1). Có thể có trang lót bìa trước, nội dung và trang trí giống trang bìa trước.

4.2. Trang đầu: Chỉ có một nội dung: Danh sách cán bộ tham gia nghiên cứu được viết với phông Times New Roman, đậm, cỡ 17 và giữa dòng. Dưới đó là danh sách cán bộ tham gia nghiên cứu, không có quy định cụ thể, nhưng thường được viết với phông Times New Roman, in thường, cỡ 14 và giữa dòng.

4.3. Trang thiếp theo: Danh mục các chữ viết tắt với phông Times New Roman, đậm, cỡ 17 và giữa dòng. Sau đó là bảng danh mục chữ viết tắt.

4.4. Trang tiếp: Danh mục bảng và biểu đồ với phông Times New Roman, đậm, cỡ 17 và giữa dòng. Sau đó là bảng danh mục bảng và biểu đồ.

4.5. Trang tiếp: Từ đây trở đi là thân của công trình nghiên cứu khoa học, như trên đã mô tả: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, tổng quan…

5. Từ ngữ, hành văn:

5.1. Từ ngữ: Nếu xét trên bình diện văn hóa khoa học thì, phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc thù khác nhau trong các lĩnh vực khoa học khác nhau. Cơ sở của phong cách ngôn ngữ khoa học tiếng Việt là chuẩn ngôn ngữ viết bằng tiếng Việt hiện đại, có tính chất xác định là:

* Yêu cầu dùng từ ngữ khoa học chính xác: Sử dụng từ trừu tượng, trung hòa về sắc thái, biểu cảm. Vì đặc trưng của khoa học là nhận thức và phản ảnh hiện thực khách quan bằng tư duy lô-gic, nên từ ngữ phải thể hiện sự khách quan. Khi cần, có thể dùng các đại từ nhân xưng chỉ cả NCV và độc giả như:  Ta, chúng ta, người ta…Không dùng đại tự nhân xưng chỉ phía mình: Tôi, chúng tôi…[1], [2].

* Phải dùng từ tiếng Việt, phổ thông, từ ngữ của văn bản. Không dùng từ dân giã, từ không chính thống. Ví dụ, không dùng cụm từ “bệnh nhân” vì cụm từ này không phải chính thống, không được quy định cho văn bản. Từ chính thống dùng trong văn bản là cụm từ “người bệnh”. Không dùng từ tiếng nước ngoài hay từ tiếng dân tộc thay thế từ tiếng Việt phổ thông hiện đại, trừ trường hợp từ tiếng Việt phổ thông không có, ví dụ, từ “logic” hay “vitamin”, lúc này được phép dùng từ gốc tiếng nước ngoài hay dùng từ đã phiên âm “lô-gic”, “vi-ta-min”.

5.2. Hành văn: Nên sử dụng câu khuyết chủ ngữ để thể hiện sự khách quan, khái quát, ra lệnh…Nên dùng câu phức hợp chủ động hay bị động, câu đặc biệt, các liên từ hô ứng chỉ quan hệ lô gic: Vì, nên, tuy, nhưng…hay là dùng các dạng bị động và vô nhân xưng của động từ [2]. Ví dụ, “…đề tài “Kỹ năng giao tiếp của cán bộ y tế qua ý kiến người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2017 và một số yếu tố liên quan” được tiến hành với hai mục tiêu chính như sau:…” [3]. Không nên viết như sau: “Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài…”. Nhiều đoạn văn chỉ là liệt kê các con số chính xác do vậy có thể sử dụng câu vô chủ ngữ hay không có vị ngữ (trong trường hợp này dùng các cụm từ: Cần phải, không nên, nên…).Ví dụ, để trình bày về biến số của công trình nghiên cứu, tác giả dùng câu không có vị ngữ: “Tỷ lệ % giới tính của người bệnh” [3].

6. Trình bày bảng, biểu đồ

6.1. Số lượng bảng, biểu đồ…: Không có quy định về số lượng bảng hay biểu đồ cho một công trình NCKH. Tuy nhiên, với bài báo khoa học, nhìn chung, quy định không quá 4 bảng hay biểu đồ. Lời khuyên là nên bố trí bảng số liệu với biểu đồ, đồ thị hay sơ đồ xen kẽ nhau để làm “đẹp” công trình NCKH về hình thức và góp phần thu hút người đọc. Mỗi bảng hay biểu đồ, sơ đồ…đều phải được đánh số và có tên.

6.2. Đặt tên: Đặt tên cho bảng số liệu hay biểu đồ, sơ đồ… đôi khi không dễ. Nhiều NCV đã đặt tên bảng hay biểu đồ “không khớp” với nội dung của nó. Ví dụ, bảng 2, tên của bảng này hoàn toàn không ăn nhập với nội dung của số liệu trong bảng. Các số liệu này mô tả khoảng cách từ nhà của người dân đến trạm y tế xã và phương tiện mà người dân đi từ nhà đến trạm. Chúng không nói lên “tình trạng sẵn có của dịch vụ KCB tại trạm y tế xã” như tên của bảng này.

Bảng 2. Phân bố tình trạng sẵn có của dịch vụ khám chữa bệnh ở trạm y tế xã

Nội dung

Trung Sơn (n=90)

Đạo Viện (n=85)

Tổng cộng

n

%

n

%

n

%

n

%

Khoảng cách đến TYT

< 5km

55

61,1

78

86,7

75

88,2

208

78,5

≥ 5km

35

39,1

12

13,3

10

11,8

57

21,5

Phương tiện đi đến TYT

Đi bộ

23

25,6

63

70,0

75

88,2

161

60,8

Xe đạp

69

76,7

14

15,6

3

3,5

86

32,5

Xe máy

16

17,8

13

14,4

7

8,2

36

13,6

Ô tô

0

-

0

-

0

-

0

-

Tên của các bảng số liệu được quy định chung là viết phía trên của bảng (bảng 1, bảng 2) còn tên của biểu đồ, sơ đồ, đồ thị., hình vẽ…được quy định là viết phía dưới (hình 2). Chữ viết, dãn cách…của tên này giống như trong đoạn văn của công trình NCKH.

6.3. Đánh số: Đánh số cho bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ…chia hai phần, được ngăn cách bằng dấu chấm (.).

Hình 2. Phân tích xương cá của đề tài nghiên cứu [4].

Phần trước dấu chấm được đánh số theo số chương và phần sau dấu chấm được đánh số theo đúng thứ tự của bảng hay biểu đồ, sơ đồ…kể từ đầu của công trình NCKH. Ví dụ, NCV đánh số của hình là 3.2, tức hình này thuộc chương 3 và là hình số 2 kể từ đầu của công trình NCKH. Cách đánh số của bảng và biểu đồ trên đây không quy định cho bài báo khoa học, đánh số liên tục từ 1 cho đến hết, kể từ đầu bài báo khoa học.

Chú ý: Đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Y tế - 1996”.

7. Chữ viết tắt

Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong công trình NCKH, không lạm dụng việc viết tắt này. Không nên viết tắt những cụm từ dài, mệnh đề (ví dụ, Trường Đại học Y tế công cộng), không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong báo cáo. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức v.v.. thì được viết tắt sau lần viết đầy đủ thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Ví dụ, muốn viết tắt cụm từ người bệnh thì sau lần đầu tiên viết cụm từ này đầy đủ ta viết tắt từ đó và để trong dấu ngoặc đơn: (NB). Nếu công trình khoa học có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt ở phần đầu báo cáo.

Bảng danh mục chữ viết tắt không cần đánh số, nhưng phải có tên. Chữ viết tắt bên trái, theo trình tự a, b, c… và chữ viết đầy đủ bên phải ứng với chữ viết tắt. Bảng này có thể để khung nổi hay ẩn khung.

8. Viết tài liệu tham khảo

Trong một công trình NCKH thường trích dẫn khá nhiều những tư liệu khoa học từ các nguồn khác, vì vậy, việc viết tài liệu tham khảo (TLTK) là rất cần thiết, gần như bắt buộc đối với mọi công trình NCKH.

TLTK gồm những sách, ấn phẩm, tạp chí đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng vào báo cáo/ công trình NCKH và cần phải được trích dẫn ở những phần phù hợp. NCV/ người viết phải có toàn văn bài báo khoa học đó bằng bản gốc hoặc bản phôtô. Người viết cũng cần có sẵn các bản toàn văn tài TLTK để khi nghiệm thu, nếu Hội đồng hỏi, thì trình trước Hội đồng tài liệu đó. Lưu ý, chỉ liệt kê những tài liệu có liên quan thực sự đến nội dung trích dẫn hay nhiệm vụ nghiên cứu mà thôi.

8.1. Cách trích dẫn:

8.1.1. Hình thức trích dẫn

          - Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép (“…”), số TLTK được đặt trong ngoặc vuông ([]).

          - Trích dẫn gián tiếp: Tức trích dẫn ý, không nguyên văn, số TLTK được đặt trong ngoặc vuông ([]).

8.1.2. Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo

          - Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng quan, phương pháp nghiên cứu, bàn luận. Các phần sau không sử dụng TLTK: Như giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị.

          - Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ văn bản và phù hợp với cách trình bày trong danh mục TLTK.

          - Việc trích dẫn là theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục TLTK và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, tr.314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phảy và không có khoảng trắng, ví dụ [19, tr.23],[25, tr.40],[41, tr.2].

          - Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.

          - Tài liệu được trích dẫn phải có trong danh mục tài liệu tham khảo và ngược lại tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong đề tài NCKH.

          - Không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức đã trở nên phổ thông. Khi một thông tin có nhiều người nói đến thì nên trích dẫn những nghiên cứu/ bài báo/ tác giả có tiếng trong chuyên ngành.

          - Hạn chế TLTK trích dẫn từ nguồn internet, báo mạng.

8.2. Cách sắp xếp TLTK: Sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật v.v..). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, đối với tài liệu bằng ngôn ngữ ít người biết đến có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm.

8.2.1.Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả báo cáo theo hệ thống của từng nước:

- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ. Ví dụ: Pamela E. Wright: Wright P.E lấy vần W; Geogre M. Cherry lấy vần C.

- Tác giả là người Việt: Sắp xếp thứ tự ABC theo tên, nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt, không đảo tên lên trước họ. Ví dụ: Vũ Triệu An lấy vần A để xếp thứ tự; Nguyễn Thế Khánh lấy vần K để xếp thứ tự …;

- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu tiên của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm.

8.2.2.Tài liệu tham khảo là sách, luận án hoặc báo cáo y tế hay báo cáo khoa học…  phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách);

- Năm xuất bản hoặc năm công bố (đặt trong dấu ngoặc đơn và có dấu phẩy sau ngoặc đơn);

- Tên sách, báo cáo, luận án, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên);

- Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản);

- Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).

Ví dụ:

 4. Vũ Khắc Lương, Trần Viết Tiệp, Tăng Chí Thượng (2015), Quản lý chất lượng trong cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [5]

8.2.3.Đối với tạp chí, bài trong cuốn sách cần ghi đầy đủ các thông tin sau:

- Tên tác giả (không có dấu ngăn cách);

- Năm công bố (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn);

- Tên bài báo (đặt trong dấu ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên);

- Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên);

- Tập (không có dấu ngăn cách);

- Số (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

- Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc);

Chú ý: Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 01 cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi [1].

Ví dụ:

1. Vũ Khắc Lương (2019), “Giao tiếp của cán bộ y tế qua ý kiến người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2018 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y

 học thực hành, tập 1092 số (3), trang 90-94.     [6].

9. Viết phụ lục

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh hoạ hoặc bổ trợ cho nội dung đề tài NCKH. Phụ lục phải được đánh số và sắp xếp như sau:

- Bảng, biểu thống kê;

- Sơ đồ, mô hình;

- Ảnh tư liệu;

- Bảng hỏi (Bộ câu hỏi phỏng vấn chẳng hạn…);

- Hướng dẫn thảo luận nhóm;

- Bảng kiểm…

Chú thích:

“Cấp độ của đề mục” là tên do tác giả của bài viết đặt ra cho các mức độ khác nhau của đề mục.

Tài liệu tham khảo

  1. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội () Hướng dẫn trình bày kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
  2. Voer () Phong cách ngôn ngữ khoa học và công nghệ tiếng Việt và các quy tắc hoạt động của nó trên bình diện văn hóa khoa học, https://voer.edu.vn/m/phong-cach-ngon-ngu-khoa-hoc-va-cong-nghe-tieng-viet-va-cac-quy-tac-hoat-dong-cua-no-tren-binh-dien-van-hoa-khoa-hoc/45fa5925, cập nhật 18-3-2020.
  3. Ngô Thùy Dương (2018) Kỹ năng giao tiếp của cán bộ y tế qua ý kiến người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2017 và một số yếu tố liên quan, Luận văn cao học Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, trang 2, 23.
  4. Hoàng Văn Cường (2018) Lập kế hoạch bệnh viện với sự tham gia của khách hàng tại bệnh viện Sản-Nhi Bắc Ninh năm 2018, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Hà Nội, trang 42.
  5. Vũ Khắc Lương, Trần Viết Tiệp, Tăng Chí Thượng (2015), Quản lý chất lượng trong cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.     
  6. Vũ Khắc Lương (2019), “Giao tiếp của cán bộ y tế qua ý kiến người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2018 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học thực hành, tập 1092 số (3), trang 90-94. 

Doctor SAMAN
Vũ Khắc Lương
Phó giáo sư, Tiến sĩ Y học, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2020\/cau-truc-1-cong-trinh-nghien-cuu-khoa-hoc-hinh1.JPG","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2020\/cau-truc-1-cong-trinh-nghien-cuu-khoa-hoc-hinh1.JPG","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2020\/cau-truc-1-cong-trinh-nghien-cuu-khoa-hoc-hinh2.JPG","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2020\/cau-truc-1-cong-trinh-nghien-cuu-khoa-hoc-hinh2.JPG","subHtml":""}]