Từ năm 2012, nhóm nghiên cứu do Bác sỹ Hoàng Sầm - Viện Y Học Bản Địa Việt Nam phụ trách đã nghiên cứu bài thuốc chống viêm tắc tĩnh mạch. Mô hình nghiên cứu bằng thảo dược trên chó được gây viêm tắc tĩnh mạch chi dưới qua bộc lộ. Sản phẩm Tĩnh mạch khang thông mạch, phá huyết, tiêu viêm làm tăng sức bền thành mạch giúp ổn định tình trạng viêm tắc tĩnh chi và ngừa tái phát.

Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới phần lớn do tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch sâu vùng cẳng chân, vùng đùi, vùng kheo, tĩnh mạch chậu. Là một bệnh lý nguy hiểm khó phát hiện, nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề thậm chí tử vong.

Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi cục máu đông được hình thành và làm tắc tĩnh mạch chi, trong một số trường hợp viêm tắc tĩnh mạch sâu cục máu đông bị bóc tách ra khỏi thành mạch có thể dẫn đến thuyên tắc  phổi và gây ra tử vong. Bệnh ít gặp ở người trẻ tuổi nhưng lại gặp nhiều ở người trên 45 tuổi và hay gặp ở những phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ.

Các nghiên cứu dịch tễ học ở Mỹ cho thấy viêm tắc tĩnh mạch chi dạng thuyên tắc tĩnh mạch sâu gây tử vong hàng năm nhiều hơn bệnh AIDS, ung thư vú, và tai nạn giao thông cộng lại. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu cứ 1.000.000 người thì có 160 trường hợp bị viêm tắc tĩnh mạch chi dạng thuyên tắc tĩnh mạch sâu  và 50 trường hợp thuyên tắc phổi. Ở Việt Nam có 22 % trường hợp được phát hiện có viêm tắc tĩnh mạch chi dạng huyết khối tĩnh mạch sâu bằng siêu âm doppler mạch mặc dù không có triệu chứng gì của bệnh.

Biểu hiện của bệnh thường sưng, đau, đỏ đoạn chi, nhất là phía sau bụng chân, bên dưới đầu gối, bệnh có thể ở một chân hoặc cả hai chân, đau khi co gập chân, khi gập chân về phía đầu gối càng đau tăng. Trường hợp nặng có thể loét ở bắp chân, có thể huyết khối tĩnh mạch sâu tại tĩnh mạch đùi, ở người béo, cũng có thể có nhiều huyết khối tĩnh mạch sâu ở cùng một chân. Cũng có trường hợp không có triệu chứng gì ở chân trong khi đang bị bệnh, bệnh chỉ được phát hiện khi bị tắc nghẽn tĩnh mạch phổi.

Khi viêm tắc tĩnh mạch chi có huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân khi có biến chứng nghẽn mạch phổi sẽ xuất hiện các triệu chứng khó thở, đau ngực, ngất. Có thể phát hiện sớm bệnh để tránh biến chứng nguy hiểm bằng siêu âm doppler mạch và chụp  X Quang tĩnh mạch chân. Nguyên nhân gây ra viêm tắc tĩnh mạch chi thường là do ít vận động làm cho máu tĩnh mạch chảy chậm và làm tăng nguy cơ đông máu, do đụng dập gây tổn thương tĩnh mạch làm tăng nguy cơ bệnh, dùng các thuốc điều trị hormon sinh dục nữ có chứa estrogen tác dụng phụ làm máu dễ đông và gia tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Một số trường hợp do di truyền và do mắc một số bệnh như ung thư, suy tim, mang thai, béo phì… là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch. Để phòng viêm tắc tĩnh mạch chi  xảy ra cần tăng cường vận động, nhất là sau phẫu thuật kéo dài, phụ nữ sau sinh nên đi lại nhẹ nhàng tránh bất động lâu, những người ít vận động cần tăng cường vận động, những người có rối loạn về đông máu nên dùng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sỹ.

Nên tạo tư thế ngồi thoái mái, co duỗi cử động chân thoái mái khi làm việc cũng như khi đi tàu xe, phải có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, thuốc lào, nên uống nhiều nước, duy trì cân nặng hợp lý, duy trì các chế độ ăn uống phù hợp, cẩn trọng dùng một số loại thuốc  điều trị hormon, nên chú ý tình trạng đau, sưng, đỏ hay thay đổi cảm giác da, màu sắc da tại vùng chân. Việc điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi là hạn chế khối máu đông lớn lên, ngăn chặn chúng vỡ ra di chuyển về phổi, tránh tai biến nghẽn mạch phổi và tránh tái phát.

Doctor SAMAN
Bs. Vũ Thị Hà

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/10.2019\/viem-tac-tinh-mach-chi-duoi.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/10.2019\/viem-tac-tinh-mach-chi-duoi.jpg","subHtml":""}]