Mật ong quen thuộc với hết thảy mọi người.

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng “mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào…”Mật ong trong y học

Như vậy mật ong là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Mật ong là người bạn đồng hành quen thuộc, tham gia vào nhiều mặt của đời sống con người ở khắp nơi trên thế giới. Công dụng và ứng dụng của mật ong trong đời sống, ngay từ khi con người có những hiểu biết đầu tiên về nó, cho đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Thêm mật ong vào đồ ăn, thức uống hằng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu. Mật ong làm tăng màu sắc, mùi vị hấp dẫn cho món ăn; dùng để bảo quản thực phẩm.Với người bị ốm, suy nhược cơ thể, hay người mắc bệnh mãn tính, sử dụng mật ong giúp tăng cường thể lực, chống mệt mỏi. Mật ong được sử dụng để làm giảm nhẹ một số bệnh nhiễm trùng như: vết thương ngoài da, viêm họng, viêm loét dạ dày…

Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính và có các tính chất hóa học hấp dẫn cho việc làm bánh. Mật ong có hương riêng biệt nên nhiều người thích ăn mật ong hơn đường và các chất ngọt khác.

mật ong samanMật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác. Về thành phần carbohydrate, mật ong chủ yếu là fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31,0%). Các carbohydrat khác trong mật ong gồm maltose, sucrose và carbohydrate hỗn hợp. Trong mật ong, các vitamin và chất khoáng chỉ xuất hiện ở dạng vết Mật ong cũng chứa một lượng rất nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống ôxy hóa, bao gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và pinocembrin, Bản mẫu:Vague. Thành phần cụ thể của mật phụ thuộc vào hoa mà ong hút mật.

 

 

 

Giá trị Dinh dưỡng Tính cho 100 g

Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 1.272 kJ (304 kcal)
Carbohydrat 82.4 g
Đường 82.12 g
Chất xơ thực phẩm 0.2 g
Chất béo 0 g
Protein 0.3 g
Nước 17.10 g
Riboflavin (Vit. B2) 0.038 mg (3%)
Niacin (Vit. B3) 0.121 mg (1%)
Axit pantothenic  (Vit. B5) 0.068 mg (1%)
Vitamin B6 0.024 mg (2%)
Axit folic (Vit. B9) 2 μg (1%)
Vitamin C 0.5 mg (1%)
Canxi 6 mg (1%)
Sắt 0.42 mg (3%)
Magie 2 mg (1%)
Phospho 4 mg (1%)
Kali 52 mg (1%)
Natri 4 mg (0%)
Kẽm 0.22 mg (2%)

Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngàycủa người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA

Thành phần của mật ong thông dụng:

  • Fructose: 38,2%
  • Glucose: 31,3%
  • Sucrose: 1,3%
  • Maltose: 7,1%
  • Water: 17,2%
  • Các loại đường có khối lượng phân tử cao hơn: 1.5%
  • Tro: 0,2%
  • Các chất khác: 3,2%

Khối lượng riêng của mật ong là 1,36 kg/lít (nặng hơn nước 36%).

Chỉ số glycemic của mật ong là từ 31 đến 78.

Phần lớn các vi sinh vật không sống trong mật ong vì mật ong có hoạt tính nước thấp of 0,6. Tuy nhiên, điều quan trọng là mật ong thường xuyên chứa các nội bào tử các vi khuẩn không hoạt động Clostridium botulinum mà có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ do các nội bào tử này có thể chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong (See “Precautions” below).

Thế nào là mật ong tốt?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mật ong khác nhau để chúng ta lựa chọn. Tuy nhiên, làm sao để có thể chọn lựa được loại mật tốt, đảm bảo chất lượng lại là vấn đề khiến chúng ta phải quan tâm.

Khi hết vụ hoa, nếu thu hoạch mật Ong ngay thì sản phẩm thu được không phải là mật Ong chuẩn mà là mật hoa (còn gọi là mật non). Để trở thành mật Ong chuẩn thì nhất thiết phải qua đầy đủ các bước xử lý. Đầu tiên ong sẽ nuốt dịch mật vào dạ dày và nén lại tạo 1 áp suất cao. Sau đó thổi phù ra miệng tạo quả bong bóng, áp suất giảm đột ngột kéo theo lượng nước trong mật giảm nhanh. Đồng thời mật được trộn với các en-zim của ong. Quá trình luyện mật cứ diễn ra liên tục như vậy và mật hoa sẽ trở nên cô đặc, sánh, chứa nhiều các hoạt chất quý của loài Ong. Mật sau khi luyện xong sẽ được cất vào nơi dự trữ (lỗ tổ ong) và được quạt liên tục bằng cánh, nhờ đó mật càng được cô đặc và sánh hơn. Do được trộn thêm các enzym (dia-stase và gluco oxidase), các nguyên liệu thô ban đầu như đường sucrose sẽ được chuyển thành đường đơn glucose và fructose dễ hấp thu hơn. Khi mật đã “chín”, ong sẽ hàn kín nắp lại để bảo quản. Chỉ đến khi này mật hoa mới trở thành là mật Ong và đã có thể thu hoạch. Mật có thể được thu hoạch vào ba mùa xuân, hạ và thu nhưng tốt nhất vào mùa xuân và mùa hạ (tháng 3 và tháng 6). Sang mùa đông, không có hoa, ong cần thức ăn qua mùa rét mướt nên nếu thu hoạch vào mùa này thì lượng mật vừa ít lại vừa ảnh hưởng tới đời sống của chúng. Mật thường được lấy vào buổi sáng và trưa là lúc các Ong thợ bay đi ra ngoài nhiều.

Để phân biệt mật Ong chuẩn và mật Ong kém chất lượng, có thể dùng một số phương pháp sau:

– Một số phương pháp cảm quan: 
• Nhỏ 1 giọt mật lên 1 tờ giấy trắng, nếu là mật Ong chuẩn thì giọt mật nhỏ xuống vẫn giữ nguyên hình cầu, không loang nước và không bị bẹp. Mật Ong  theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ thì hàm lượng nước trong mật không quá 19%. Chúng tôi thấy rằng hầu hết mật ong Việt Nam bán trên thị trường đều không đạt tiêu chuẩn này, mật loãng, nhiều bọt, để lâu thì lên men và bị chua.
• Thả 1 giọt mật vào cốc nước trong, nếu là mật Ong chuẩn thì giọt mật rơi thẳng xuống đáy, không bị phân tán thành nhiều giọt nhỏ.
• Ngửi mùi: Mật Ong chuẩn thì có mùi rất thơm và rất sánh, vị khé nhiều.

– Một số phương pháp hóa học:
• Pha một phần mật Ong và 2 phần nước. Dung dịch này phải có phản ứng acid vì trong mật Ong có các acid hữu cơ. Mật Ong chuẩn không được có acid vô cơ như acid clohydric hoặc acid sunfuric.
• Mật Ong chuẩn khi thêm dung dịch iôt không được ngả màu đỏ (chứng tỏ có dextrin) hay màu xanh (có tinh bột)”.

Mật ong – dưỡng chất, vị thuốc kỳ diệu

Nhờ thứ chất lỏng màu hổ phách ngọt ngào này, người xanh xao thành hồng hào, người ốm phục hồi sức lực, người lớn dễ đi vào giấc ngủ, trẻ nhỏ hết tưa lưỡi… Là một chất dinh dưỡng, một vị thuốc tuyệt hảo, nhưng mật ong vẫn có thể trở thành chất độc nếu không biết bảo quản, sử dụng đúng cách.

Theo Y học cổ truyền, mật ong có tác dụng ích khí, nhuận táo, chữa các chứng bệnh ho, tim, bỏng, đau bụng, khó đẻ, lở âm đầu, hóc xương cá, bí đại tiện, xích bạnh lị, sản phụ khát nước… Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.

Mật ong vừa có tác dụng thay thế đường, vừa là một vị thuốc quý trong tủ thuốc gia đình. Có thể bôi trực tiếp mật ong không cần bào chế, trừ khi làm thuốc đặc biệt của Đông y.

Ứng dụng thực tế:

Mật ong là một vị thuốc hữu hiệu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng. Hàng ngày nên ăn 5 thìa mật ong, có thể ăn với bánh mì hoặc uống với trà, sữa tươi.

Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh.

Mật ong trộn với bột tam thất ăn mỗi bữa một chén con có thể giúp hồi phục sức lực sau khi ốm dậy.

Nếu bị cảm cúm, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay sau khi uống một cốc nước chanh nóng có pha thêm 2 thìa mật ong.

Nếu bị ho, hãy lấy một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh trong một cái chén. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho ngay.

Khi da bị trầy xước: làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm trùng hay sưng tấy.

Hoà 2 thìa mật ong vào một cốc sữa tươi đã hâm nóng và uống từ từ từng ngụm nhỏ, giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh chóng và êm dịu.

Mật ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể chữa viêm loét dạ dày. Ăn liền trong 1-2 tháng sẽ cho kết quả tốt.

Với trẻ nhỏ, sử dụng mỗi ngày 1 – 2 thìa mật ong, giúp trẻ ngon miệng, tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh thường gặp (rối loạn tiêu hóa, ho, cảm, sốt…).Mật ong tẩm vào bông có thể đánh sạch tưa lưỡi trẻ em

Người già, mỗi sớm uống một ly nước ấm pha mật ong, giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ. Buổi tối, trước khi đi ngủ, dùng 1 thìa mật ong sẽ giúp tạo giấc ngủ sâu.

Với phụ nữ, mật ong là phương thuốc thiên nhiên, giúp cải thiện vẻ đẹp toàn diện. Dùng bôi ngoài da, giúp da dẻ mịn màng. Hằng sáng, uống một ly nước pha mật ong, chanh, giúp thanh lọc cơ thể, chống ôxy hóa, giúp da dẻ hồng hào, tươi nhuận.

Với những người đang ở tuổi trưởng thành, sử dụng mật ong mỗi ngày sẽ làm tăng sức mạnh cơ bắp, giúp cơ thể cường tráng, dồi dào sinh lực.

Trước khi luyện tập thể thao, sử dụng 1 thìa mật ong giúp tạo năng lượng, tăng sức bền bỉ, dẻo dai.

Mật ong không chỉ được sử dụng như một kinh nghiệm quen thuộc trong đời sống mà đã được khoa học chứng minh tác dụng. Vai trò của Mật ong ngày càng được khẳng định trong nền y học chính thống. Các nghiên cứu đã chỉ ra: Mật ong có tác dụng bồi bổ, chống mệt mỏi, tăng cường sức khỏe là nhờ chứa nhiều chất bổ dưỡng: acid amin, protein, vitamin, khoáng chất và các đường hấp thu nhanh (Fructose, Glucose); Sự đa dạng các enzyme trong Mật ong tạo nên tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp  ăn ngon miệng. Các thành phần Albumin, acid Panthotenic kích thích tái tạo tế bào mới, giúp mau lành các tổn thương niêm mạc và da. Mật ong cũng có hoạt tính kháng khuẩn tự nhiên.

Tác dụng chữa ho của Mật ong cũng ngày càng được quan tâm và ứng dụng nhiều hơn.

Tiến sĩ Ian Paul, trường đại học Dược Pensylvania (Mỹ), khi nghiên cứu so sánh tác dụng giảm ho của Mật ong với một hoạt chất giảm ho được sử dụng phổ biến là Dextromethorphan, đã kết luận “Kết quả rõ rệt đến nỗi chúng tôi có thể khẳng định mật ong tốt hơn tất cả các thuốc mua ở quầy”. Với trẻ nhỏ, ông cũng khẳng định “Sử dụng mật ong là một liệu pháp tự nhiên, hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên dùng cho trẻ trên 1 tuổi khi chúng bị ho hay cảm cúm”.

Mật ong được sử dụng để chữa ho dưới nhiều cách: Sử dụng mật ong nguyên chất; Mật ong kết hợp với một số loại cây, lá, hoa, củ, quả để chế biến thành phương thuốc trừ ho theo kinh nghiệm dân gian (Mật ong hấp lá hẹ, hấp quất, tỏi, đu đủ…).

Lưu ý bảo quản

– Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…

          Ths Bs Lâm Văn Tiên

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/mat-ong.jpeg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/mat-ong.jpeg","subHtml":"M\u1eadt ong trong y h\u1ecdc"},{"src":"http:\/\/yhocbandia.vn\/wp-content\/uploads\/2015\/03\/mat-ong-dep-da.jpg","thumb":"http:\/\/yhocbandia.vn\/wp-content\/uploads\/2015\/03\/mat-ong-dep-da.jpg","subHtml":"m\u1eadt ong saman"}]