- Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

+ Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

+ Căn cứ khoá phân loại thực vật.

+ Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)... Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

- Kết luận: Mẫu số 51-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

+ Tên thường gọi: Bát giác liên

+ Tên khoa học: Podophyllum tonkinense Gagnep.

  • Lớp: Equisetopsida C. Agardh
  • Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
  • Bộ: Ranunculales Juss. ex Bercht. & J. Presl
  • Họ: Berberidaceae Juss.
  • Chi: Podophyllum L.

- Một số thông tin khoa học của  Bát giác liên:

+ Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển I, trang 132,  “rễ và thân rễ chữa Berberin, thường dùng trị mụn nhọt, lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu, đòn ngã, dao chém và rắn độc cắn.”

+ Theo Sách đỏ việt nam, 2007, Phần II -Thực Vật, trang 134, “ Nguồn gen hiếm (hoa mọc dưới lá) ở Việt Nam. Thân rễ, lá hoặc cả cây đều được dùng làm thuốc chữa rắn cắn, ung nhọt, giải độc, tiêu phù... Rễ và thân rễ cũng có berberin.”

Tài liệu tham khảo:

  1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển I,  NXB Y học,  Hà Nội.
  2. Bộ khoa học và công nghệ - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 2007, Sách đỏ việt nam , Nxb khoa học tự nhiên và công nghệ, Phần II -Thực Vật.

 

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam.

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/11.2016\/bat-giac-lien.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/11.2016\/bat-giac-lien.jpg","subHtml":""}]