Trong chiết xuất dược liệu, hiệu quả chiết lấy chất hòa tan ngoài tỷ lệ nước thích hợp còn có nhiều yếu tố khác nữa. Ở bài này chúng tôi chỉ nêu khía cạnh hiệu xuất chất tan phụ thuộc vào số lần chiết. Về lý thuyết mỗi lần chiết xuất chiết được 50% chất hòa tan, nên số lần chiết càng nhiều thì cầng lấy được chất tan tối đa nhất, nhưng lại liên quan đến quá trình cô dịch nếu nhiều dịch quá sẽ tiêu tốn nhiều nhiệt lượng và công lao động. Do vậy cần xác định số lần chiết như thế nào cho phù hợp là một bài toán hóc búa đặt ra cho người làm công việc chiết xuất.

Để giải được bài toán đó nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành chiết xuất so sánh hàm lượng chất tan trong các mẫu chiết ở số lần chiết khác nhau: 1, 2, 3, 4, 5. bằng phương pháp trọng lượng nhằm xem chiết đến lúc nào thì dừng được. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm với rất nhiều loại dược liệu và sau đây là một số thí dụ đặc trưng.

Ví dụ: Chiết các dược liệu với dung môi là nước

Tên mẫu

Khối lượng chiết

% chất tan/lần chiết

lần 1

lần 2

lần 3

lần 4

lần 5

Nhân sâm

10,000

42,93

13,72

6,44

3,92

1,66

Hoàng kỳ

10,000

31,12

7,56

3,77

1,45

0,78

Ké đầu ngựa

14,431g

4,28

1,83

0,86

 

 

Đại bi

10,081

6,03

3,41

0,39

 

 

Củ bạch thược

20,014

8,94

4,12

0,27

 

 

Mộc thông

10,084g

5,26

0,44

 

 

 

Qua kết quả trên, ta thấy các dược liệu chỉ chiết đến lần 2 là được, vì khi chiết lần 3 với hàm lượng nhỏ sẽ tốn thời gian, năng lượng, hiệu quả kinh tế thấp.(thậm chí như mộc thông chỉ cần chiết 1 lần). Với các dược liệu đắt tiền như nhân sâm nên chiết đến lần 5, hoàng kỳ chiết đến lần 4. Số lần chiết phụ thuộc vào dược liệu quý hay thông thường.

Như vậy, việc chiết xuất dược liệu cần phân loại dược liệu và cần có thử nghiệm trước về số lần chiết, việc này cần được tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm.

Doctor SAMAN
Gs. Hứa Văn Thao

[]