Lược vàng chuyện – Chuyện thị phi

luoc vang saman

Qua bài viết của Thạc sỹ Bác sỹ  Lâm văn Tiên – Giảng viên chính trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên Vài suy nghĩ về cây lược vàng, 1 bạn đọc tâm huyết đã gửi cho chúng tôi 1 câu hỏi khá thú vị và nóng hổi về cây thuốc mang nhiều điều tiếng thị phi này. Chúng tôi đã gửi email trả lời và tiện đây chúng tôi xin phép được đưa ra cho mọi người cùng đọc và suy ngẫm về cây thuốc này.

Tên người gửi: Trần thị Chuyên

Địa chỉ: phường Kim Giang – Thanh Xuân – Hà nội

Tiêu đề câu hỏi: cây lược vàng

 

Nội dung câu hỏi:

Tôi bị bệnh viêm phế quản 2 tháng nay, vừa rồi nghe qua hàng xóm nói rằng bệnh này dùng cây lược vàng chữa bệnh này rất là tốt nhưng khi lên mạng đọc về cây thuốc này thì thấy rất nhiều bài báo nói rằng cây Lược vàng này có độc tính và nhiều tác dụng xấu khác. Xin bác sĩ cho 1 lời khuyên về vấn đề này? Liệu cây thuốc này có thể chữa bệnh viêm phế quản cho tôi đc ko?

 

Để trả lời 1 số câu hỏi của bạn chúng ta cùng nhắc lại 1 cách giản lược 1 số thuật ngữ như sau:

Độc chất là gì?

Độc chất là một số chất chứa độc tố. Khi xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc với da, đường hô hấp, đường ăn uống, đường máu đường niêm mạc, chúng gây viêm, gây hư biến, tổn thương, thoái hóa, teo đét, họai tử hoặc xuất huyết những mô làm tế bào đích làm cho cơ thể người hoặc động vật chịu tác động đó giảm hoặc mất đi chức năng của cơ quan nào đó trong cơ thể dẫn tới giảm hoặc mất chức năng sống của cơ thể người và động vật.

Chất độc là gì ?

Là một độc chất cụ thể gây hại đến một tế bào đích cụ thể .

Ví dụ: Chất độc màu da cam tác động tới các tế bào sinh sản (bản chất là tác động vào vật chất di truyền) gây dị dạng cho các thế hệ sau ngay từ bào thai. Tuy nhiên bản chất của sự nhiễm độc chất độc cụ thể chính là liều đã xâm nhập vào cơ thể. Hàng ngày trong bệnh viện vẫn dùng rất nhiều chất độc để chữa bệnh. Vì theo nguyên tắc vi lượng đồng căn với 1 liều thích hợp nào đó thì chất độc có tác động chữa bệnh hiệu quả, với liều cao hơn 1 mức nào đó chúng sẽ là độc chất gây nguy hiểm tính mạng con người.

Paracetamol là thuốc hạ sốt giảm đau phổ biến nhất trong cộng đồng, nếu dùng quá liều và kéo dài thường xuyên sẽ gây độc với gan, thận, hệ thống liên võng nội mô… Đặc biệt là cơ quan tạo máu vì có thể gây suy tủy không phục hồi.

Vitamin B1 dùng liều quá cao kéo dài mà không có kiểm soát của thầy thuốc sẽ gây thiếu VitaminB2 trầm trọng, sẽ gây nên bệnh viêm niêm mạc, môi, miệng, chốc mép sạm dạ, và thoái biến giác mạc ảnh hưởng xấu đến thị lực.

Ngay cả nước uống, hàng ngày nhu cầu cơ thể tối thiếu là 1 lít tối đa là 3 lít. Mỗi ngày chỉ cần uống đến 5 – 10 lít nước sẽ gây nhược chương toàn bộ tế bào, dẫn tới hôn mê và tử vong.

Cây lược vàng mà bạn hỏi cũng không nằm ngoài quy luật trên.

Qua 1 vài ví dụ điển hình trên chúng ta có thể khắng định vật chất nào cũng sẽ trở thành độc chất với liều quá cao. Riêng trong lĩnh vực thuốc sở dĩ người ta phải tuân theo liều lượng vì ranh giới giữa tác dụng chữa bệnh và trở nên có độc tính của 1 chất nào đó với cơ thể là hết sức mong manh.

Độc tính là gì?

Trong Y – Dược độc tính được chia làm 3 loại: Độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, độc tính trường diễn.

Độc tính cấp là liều khiến cho 1 số lượng chuột nhắt trắng chủng Swiss chết ngay trong 7 ngày đầu thử độc.

Độc tính bán trường diễn là liều làm thay đổi tiêu chí sinh hóa mô học của thỏ, chó, khỉ hoặc tinh tinh được làm thí nghiệm trong vòng 1 tháng.

Độc tính trường diễn cũng như độc tính bán trường diễn nhưng thời gian thí nghiệm kéo dài đến 3 tháng.

Hiện nay còn rất nhiều bài thuốc được ghi trong Dược điển Việt Nam vẫn chỉ được dùng theo kinh nghiệm hay theo các sách do cổ nhân để lại dưới dạng các bài thuốc cổ phương mà chưa được kiểm tra độc tính.

Trong 36 cây thuốc nam phải có trong các trạm xá tuyến cơ sở mà Bộ Y tế quy định vẫn còn chưa được kiểm định độc tính. Vậy cớ sao phải quan tâm thái quá đến độc tính cây lược vàng (?) có phải tâm lý đám đông lúc quá tả – lúc quá hữu hay không?

Vấn đề bạn quan tâm

Từ khoảng 10 năm nay người dân Thanh Hóa đã có kinh nghiệm sử dụng cây lược vàng để chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhưng người Mêhicô, người Nga, người Mỹ còn dùng sớm hơn. Thậm chí họ đã có những nghiên cứu cơ bản về thành phần hoạt chất sinh học và chất vi lượng trong cây lược vàng (nếu quý vị cần tham khảo xin gửi email đến bacsysaman@gmail.com tôi sẽ gửi tài liệu cụ thể)

Thông thường người Thanh Hóa mỗi ngày dùng 6 lá, trọng lượng trung bình mỗi lá là 16,7g như vậy mỗi ngày họ chỉ dùng 100g tươi, tương đương với 8g dược liệu khô. Trong Đông y với những dược liệu có vị nhạt đạm, tính bình như cây lược vàng người ta có thể dùng 8 – 40g dược liệu khô có độ ẩm 13%.

Tôi nghe nói đã có 1 số công trình nghiên cứu của 1 số nhà Khoa học trong nước trong thí nghiệm họ dùng tới 2,1 – 3,0 kg cân nặng của con chuột nhắt trắng có trọng lượng 18 – 22g. Như vậy, trong thí nghiệm này đã phải dùng 1 lượng cây lược vàng gấp 3 lần trọng lượng cơ thể nó/ngày, đó là liều gây chết và cũng là liều xuất hiện độc tính trên chuột. nếu ví dụ bạn có trọng lượng cơ thể là 50kg bạn có thể dùng 50kg lược vàng hay không? Huống hồ cũng là con chuột nhưng nó nặng 50kg như bạn thì 1 ngày nó phải ăn 150 kg lược vàng tươi (4 gánh) thì việc con chuột đáng thương kia tử nạn thì cũng là lẽ thường tình.

Với tư cách là 1 bác sỹ đã làm nhiều thí nghiệm về độc tính trên hàng ngàn con chuột, trăm con thỏ tôi khuyên bạn dùng cây lược vàng làm thuốc chỉ nên dùng 6 lá tươi/ ngày như theo kinh nghiệm dân gian. Tôi cam đoan với bạn đó là liều tối thiểu có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên tôi không dám chắc bệnh viêm phế quản sẽ được chữa khỏi bởi loại lá có nhiều thị phi này. Theo kinh nghiệm của riêng tôi và qua thực tế lâm sàng cây lược vàng có tác dụng tốt với 1 số chứng bệnh: Viêm họng; Viêm amidan cấp, mạn tính; Táo bón; Viêm lợi chảy máu.

 

Bs. Hoàng Sầm 

Nghiên cứu viên cao cấp 

Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/04\/luoc_vang_saman-yhocbandia.JPG","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/04\/luoc_vang_saman-yhocbandia.JPG","subHtml":"luoc vang saman"}]