Lời bạt: “Chúng ta đã đào tạo người y sỹ trở thành người bác sỹ phục vụ cho vùng sâu vùng xa, lẽ nào không thể đến đó để đào tạo họ các kiến thức của tầm đại học cho các y sỹ không có điều kiện đi học trong ứng xử nghề nghiệp” – Bác sỹ Hoàng Sầm.

Vào khoảng 14 giờ ngày 13/11/2019 tại phòng khám Tả Phìn Hồ có một đoàn xe máy khoảng 4-5 xe tới, nhìn mặt ai cũng hốt hoảng, xe đi trước chở ba người và người lái xe gọi lớn “có người ốm nặng bác sỹ ơi”. Hai người đang xốc nách một người đàn ông khoảng trên dưới 60 tuổi, người mềm nhũn, mắt lờ đờ, da mặt đỏ bừng... kiểm tra chỉ số sinh tồn, huyết áp 210/90mmHg, mạch nổi cao chìm sâu 110 lần/phút, nhịp nhanh tim, khó nói, nói ngọng, liệt nhẹ ½ thân phải, dấu hiệu babibsky (+), các dấu hiệu tổn thương bó tháp cũng hiện diện như hoffman (+), ofpenhamm (+). Cùng các y sỹ khác chẩn đoán sơ bộ: Đột quỵ não do tăng huyết áp, khả năng có nhồi máu.

Gọi điện thoại xin chỉ thị điều trị của Bác sỹ Hoàng Sầm, chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam: Nhanh chóng nới lỏng quần áo, cho nằm bất động đầu cao; sưởi ẩm và cho uống các thuốc như: Mạch vành; An Cung Việt Nam; Neo – 19; Captoprirl, châm rãnh hạ áp, 1 viên Azythromax, thiết lập đường truyền  tĩnh mạch; lấy máu xét nghiệm và thực hiện châm cứu một số huyệt ngăn ngừa tai biến. Sau 20 phút (14 giờ 20 phút) huyết áp 190/90mmHg, mạch 96 lần/phút, toàn trạng và trạng thái tinh thần tốt hơn nhưng vẫn chưa nói được ... theo dõi sát thấy huyết áp giảm dần đều, đến 16 giờ 40 phút bệnh nhân đi tiểu được 500ml và huyết áp còn 150/80mmHg; đến 17h00 tình trạng tiến triển tốt, thang điểm Glassgow cải thiện. Cho bệnh nhân làm siêu âm tổng quát cho kết quả: siêu âm ổ bụng thấy gan thô, nhu mô tăng âm; động mạch cảnh phải hẹp 75%; cảnh trái hẹp 60% nhiều mảng xơ vữa, người bệnh vẫn yếu ½ thân phải, cứng lưỡi, nói khó, không thấy liệt mặt trung ương.

Trên cơ sở khám xét và xét nghiệm tiến hành tham vấn ý kiến người nhà: 1) Hiện nay giai đoạn đặc biệt nguy hiểm trong 3 giờ đầu gọi là giai đoạn cửa sổ Vàng đã qua; 2) Chẩn đoán xác định đột quỵ não do nhồi máu não, nghĩ nhiều đến do bong mảng vữa xơ động mạch cảnh; 3) Gia đình đã thống nhất xin ở lại điều trị tại phòng khám.

Hồi 18h bệnh nhân ăn được một bát cháo loãng, trong đêm theo dõi sát chỉ số sinh tồn và thực hiện theo phác đồ dùng thuốc thì thấy người bệnh đáp ứng thuốc theo chiều hướng tốt. Hồi 8h ngày 14/11/2019 huyết áp 130/70mmHg, không sốt, không đau đầu, còn mệt và choáng, đã tỉnh táo nhưng vẫn chưa nói được, liệt nhẹ ½ phải. Ngày thứ 3 theo phác đồ trên bổ sung châm cứu suất cốc trái và các huyệt khác sớm kích thích thần kinh ngoại vi tình trạng liệt và khả năng nói dần hồi phục nhưng thỉnh thoảng vẫn hơi chóng mặt.

Hiện tại ngày thứ năm (17/11/2019) bệnh nhân đã tự đi lại được, nói rõ hơn, huyết áp ổn định, ăn uống tốt, do điều kiện gia đình nên người nhà mong muốn đưa người bệnh về nhà điều trị ngoại trú, nhưng vì sức khỏe người bệnh chúng tôi vẫn khuyên nên uống thuốc Sạch lòng mạch ít nhất 6 tháng hoặc lâu hơn tùy theo kết quả giám sát độ hẹp của động mạch cảnh.

Người bệnh nói trên có tên là Lù Văn Minh, sinh ngày 01/11/1962 hiện đang cư trú tại thôn Tả Phìn Hồ 3 - xã Tân Thành – huyện Bắc Quang - Hà Giang, đây là vùng sâu, xa và đặc biệt khó khăn. Được biết người này hay uống nhiều rượu và hút thuốc lào, theo lời kể của anh Lù Văn Kim - con trai người bệnh - trước đó ông này về quê tại xã Tân Tiến – Hoàng Su Phì viếng đám ma, trong 4 ngày liền căng thẳng và uống nhiều rượu nên có diễn biến nêu trên.

Bệnh nhân Lù Văn Minh

Đây không phải là ca đột quỵ não đầu tiên mà phòng khám chúng tôi tiếp nhận điều trị, nhưng rất ấn tượng về khả năng phục hồi nhanh chóng của bệnh nhân.

Y sỹ Hoàng Văn Phương
(ĐT: 0981406360)

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/11.2019\/278ab5b077fe8ea0d7ef.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/11.2019\/278ab5b077fe8ea0d7ef.jpg","subHtml":""}]