Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

  • Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.
  • Căn cứ khoá phân loại thực vật.
  • Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)... Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

Kết luận: Mẫu số 63-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

  • Tên thường gọi: Sâm mây, Sâm cau, Huệ đá.
  • Tên khoa học:  Peliosanthes teta Andrew
  • Một số thông tin khoa học:

Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển II: “Dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống làm thuốc bổ. Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ được dùng trị ho có đờm, đau ngực, đòn ngã đau ngực sườn.”

Tài liệu tham khảo:

  1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển II,  NXB Y học,  Hà Nội.

 

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam.

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2017\/sam-may.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2017\/sam-may.jpg","subHtml":""}]