I. Mục tiêu của Gây mê Hồi sức

Mục tiêu của Gây mê hồi sức là nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các cuộc can thiệp chẩn đoán và điều trị với ít ảnh hưởng nhất tới tâm sinh lý của người bệnh. Trong phẫu thuật, mục tiêu của gây mê là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật viên trong ca mổ và đảm bảo sự dễ chịu, an toàn cho người bệnh

II. Một số thuật ngữ thường dùng trong chuyên ngành

– Tiền mê: thuốc và các liệu pháp điều trị ngay trước cuộc mổ.

– Khởi mê: bắt đầu gây mê

– Duy trì mê: quá trình gây mê trong khi phẫu thuật.

– Hồi tỉnh: quá trình thoát mê

– Gây mê: khi áp dụng các phương pháp mê tĩnh mạch, hoặc mê hô hấp mà bệnh nhân không còn cảm giác.

– Giảm đau: bệnh nhân được giảm cảm giác đau.

– An thần: cho thuốc giảm tri giác nhận biết nhằm giảm lo lắng nhưng vẫn duy trì các phản xạ, bảo vệ.

– Gây ngủ: cho bệnh nhân ngủ, mất tri giác nhưng vẫn duy trì các phản xạ bảo vệ.

– Gây tê: các phương pháp vô cảm tại chỗ hay từng vùng của cơ thể.

– Vô cảm: làm mất nhận biết của cơ thể, nên có vô cảm toàn thân (gây ngủ, gây mê…) hoặc vô cảm bộ phận (gây tê…)

– Giãn cơ: làm biết vận động các cơ toàn thân hoặc từng bộ phận của cơ thể bằng các thuốc giãn cơ, hoặc thuốc mê, thuốc tê.

III. Các kỹ thuật vô cảm:

Cho tới nay các kỹ thuật vô cảm thường được sử dụng là:

1. Gây tê:

– Tê bề mặt: làm mất cảm giác bề mặt da hoặc niêm mạc bằng các thuốc tê

– Tê tại chỗ: tiêm thuốc tê làm mất cảm giác bộ phận

– Tê tĩnh mạch (Kỹ thuật Bier): tiêm thuốc tê vào tĩnh mạch sau ga ro chi hiện rất hiếm sử dụng.

– Tê thân thần kinh đặc hiệu: tiêm gây tê một thân thần kinh riêng biệt.

– Tê đám rối thần kinh: tiêm gây tê đám rối thần kinh cánh tay, đám rối thần kinh thắt lưng, hoặc đám rối khoang cùng cụt.

– Tê trung ương: tê tủy sống hoặc tê ngoài màng cứng hoặc tê tủy sống kết hợp với tê ngoài màng cứng.

2. Gây mê toàn thân:

2.1 Gây mê để bệnh nhân tự thở:

không dùng giãn cơ

– Gây mê tĩnh mạch: dùng thuốc mê tĩnh mạch toàn bộ, để bệnh nhân tự thở.

– Mê bốc hơi qua mát hở: thưòng cho các thủ thuật ngắn, bề mặt hoặc không xâm lấn, ngày nay chỉ còn dùng phổ biến trong nhi khoa.

 – Mê với mát thanh quản (LMA) hiện nay sử dụng nhiều hơn (xin xem thêm bài Gây mê với mát thanh quản).

– Mê với đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản nhưng không cho giãn cơ.

2.2 Gây mê toàn thân có thở kiểm soát và dùng giãn cơ.

– Qua mát hở (dùng giãn cơ ngắn): như để chống rung tim bằng sốc điện, hoặc kéo nắn trật khớp xương.

– Mê qua mát thanh quản (LMA) đặc biệt khi có loại mát proseal (có thêm đường đặt ống thông dạ dày): thường dùng cho các cuộc mổ ngắn hoặc tiên lượng khó đặt ống NKQ …

– Mê qua ống thở kết hợp (Combitube): thường dùng cho các cuộc mổ khó đặt ống NKQ.

– Mê toàn thân có đặt ống NKQ cho hầu hết các cuộc mổ vào các nội tạng hoặc cần bảo vệ đường thở.

2.3 . Các kỹ thuật khác:

– Kết hợp gây tê với gây mê toàn thân

– Kết hợp an thần với gây tê

– Gây mê bằng thuốc làm mất kết nối (dissociative) như ketamin

– Gây mê dạng coctail: NLA: neuroleptalanalgesia và neuroleptanaesthesia: kết hợp thuốc giảm đau họ morphin với thuốc an thần, liệt thần kinh.

NGUỒN

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Trang web : www.ykhoaviet.tk

Email : lesangmd@gmail.combachkhoayhoc@gmail.com 

Điện thoại : 0973.910.357

Viện Y học bản địa Việt Nam trân trọng cảm ơn BS Lê Đình Sáng đã chia sẻ nội dung trên!

Doctor SAMAN

[{"src":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","thumb":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","subHtml":""}]