Say nắng, say nóng hay còn gọi là cảm nắng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm, hoạt động dưới trời nắng chang chang, khí hậu nóng ẩm, ngột ngạt, không có gió, không đủ nước uống; nhất là vào lúc giữa trưa trời nắng nóng gay gắt ánh sáng mặt trời rọi thẳng vào đầu, gáy, cổ (thử tà xâm nhập vào khí phận - phần khí) mà gây ra bệnh. Khi bị say nắng, say nóng con người không chỉ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ. Nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.

Cảm nắng có thể chia 2 thể:
1.1. Thể nhẹ gọi là cảm thử
Biểu hiện các triệu chứng: người rất nóng, vã mồ hôi nhiều, khát nước, càng uống càng ra mồ hôi, không hết khát; tiểu tiện ít, đỏ, mặt đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, mạch hồng đại hoặc phù hư sác.
Điều trị:
Trước tiên cần sơ cứu cho bệnh nhân: đưa ngay bệnh nhân vào nơi râm mát, thoáng, nới rộng quần áo, quạt mát, đắp khăn mát. Cho bệnh nhân uống một trong các thứ nước mát sau: nước dừa, nước chanh quả, nước ép dưa hấu, nước ép cà chua chín, nước bột sắn dây.
Sau khi đã sơ cứu dùng phép Thanh thử ích khí chữa tiếp.
Có thể chọn dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Hương nhu trúc diệp thang

Lá hương nhu      

16g

Trúc diệp

12g

Rau má tươi

16g

Cát căn

12g

Lá đậu ván trắng tươi

12g

Cách dùng liều lượng:
Các vị rửa sạch cho vào 400ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2-3 lần.
Bài 2: Hương nhu tang diệp thang

Lá hương nhu tươi

30g

Lá dâu tằm tươi

30g

Lá sen tươi

30g

Cỏ mần trầu tươi

30g

Các vị rửa sạch giã nhỏ thêm 300ml nước chín nguội, quấy đều, lọc ép lấy nước thuốc uống
Bài 3: Lục nhất tán

Bột hoạt thạch      

 6 phần (36g)

Bột cam thảo

 1 phần (6g)

Cách dùng liều lượng: Trộn đều 2 vị thuốc trên, mỗi lần cho bệnh nhân uống 2-4g tùy theo tuổi, cách nhau 3-4 giờ uống 1 lần. Chiêu thuốc với nước lá hương nhu làm thang (Lá hương nhu tươi 3-4 ngọn + nước 250ml đun sôi, chắt lấy nước, để nguội để chiêu thuốc cho bệnh nhân).

Trúc diệp
 

1.2. Thể nặng gọi là trúng thử hay trúng nhiệt, trúng yết
Biểu hiện các triệu chúng: Đột nhiên người choáng váng, ngã lăn ra, người rất nóng (40-42°C) vật vã, thở nhanh - nông - suyễn thở; mồ hôi ra như tắm, nôn, mạch tế sác hoặc hồng nhu, hư, sác. Nặng hơn nữa thì bất tỉnh nhân sự, hàm răng cắn chặt, chân tay co giật, trụy tim mạch dẫn đến tử vong.
Điều trị:
- Khi bệnh nhân còn tỉnh phải sơ cứu ngay, đưa bệnh nhân vào nơi râm mát, thoáng gió, quạt mát, nới rộng áo quần,chườm mát, để bệnh nhân  nằm ở chỗ có ánh sáng. Dùng kim châm các huyệt: khúc trì - hợp cốc - giản sử để hạ thân nhiệt xuống. Không để bệnh nhân ở nơi gió lùa hoặc lạnh quá. Sau khi đã sơ cứu cho như trên, tiếp tục dùng phép Thanh nhiệt sinh tân hoặc Thanh thử ích khí để chữa.
- Khi bệnh nhân đã bất tỉnh nhân sự, hàm răng cắn chặt cần cấp cứu ngay bằng phép Khai khiếu tỉnh thần kết hợp với châm cứu làm cho bệnh nhân tỉnh lại. Kết hợp dùng kim châm ngay vào huyệt thập tuyền, châm rút kim ngay, nặn ra một giọt máu hoặc các huyệt nhân trung - bách hội – trung xung - đại chùy, ủy trung (châm tả) cho bệnh nhân tỉnh lại.
Sau khi bệnh nhân đã tỉnh lại tiếp tục dùng phép Thanh nhiệt sinh tân hoặc Thanh thử ích khí để chữa.
Có thể lựa chọn các bài thuốc sau để chữa.
Bài 1: Bạch hổ thang

Thạch cao

20g

Tri mẫu

12g

Ngạnh mễ (gạo tẻ)

10g

Cam thảo

4g

Cách dùng liều lượng:
Các vị cho vào 400ml nước sắc đến khi gạo chín nhừ chắt lấy nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Bài 2: Thạch cao trúc diệp thang

Thạch cao

30g

Ngạnh mễ (gạo tẻ)

16g

Nhân sâm

6g

Cam thảo

4g

Trúc diệp

15g

Mạch môn

15g

Bán hạ

9g

Cách dùng liều lượng:
Nhân sâm, ngạnh mễ để riêng. Các vị khác cho vào 800ml nước, sắc cạn còn độ 400ml, chắt lấy nước thuốc bỏ bã; cho ngạnh mễ vào sắc tiếp đến khi gạo chín nhừ, chắt lấy nước thuốc, bỏ bã để riêng. Nhân sâm cho vào 100ml nước, đun kỹ chắt lấy nước nhân sâm trộn lẫn với nước thuốc trên quấy đều, chia làm 3 phần cho bệnh nhân uống trong ngày.Ngày uống 1 thang.

Phòng chống say nắng, say nóng


Một điều quan trọng là phải có các biện pháp dự phòng say nắng, say nóng. Đó là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.
Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…
Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.
Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây.
Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút.

Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức và tìm sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế.

Doctor Saman

Bác sĩ Trịnh Thị Khánh Huyền

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/say%20nang.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/say%20nang.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/truc%20diep.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/truc%20diep.jpg","subHtml":"Tr\u00fac di\u1ec7p"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/nong.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/nong.jpg","subHtml":""}]