Cây long não

Cây long não một trong những cây chứa nhiều Tecpenoit

Tecpen là nhóm chất hữu cơ thiên nhiên không no có công thức chung là (izo-C5H8)n (n 2). Ngoài các hidrocacbon không no, các dẫn xuất của chúng như ancol, andehit, xeton, cacboxylic axit cũng được gọi là tecpen. Ngoài ra còn phát hiện thấy các hợp chất hình thành do sự thoái biến thứ cấp của các polipren và cấu tạo của chúng hiện tại không còn tương ứng với cấu tạo isopren.Tất cả các hợp chất trên đều được gọi tên chung là tecpenoit. Các tecpenoit có chứa nhiều trong thực vật. Tuỳ theo số nguyên tử cacbon trong mạch hidrocacbon, người ta phân chúng thành các nhóm khác nhau.

Các monotecpen, secquitecpen có chứa ở dạng tinh dầu tồn tại ở khắp các bộ phận của cây nhưng phổ biến là ở hoa, quả và lá. Thành phần tinh dầu ở mỗi bộ phận của cây có thể giống nhau hoặc khác nhau. Cây chứa tinh dầu phân bố khá rộng, đã tìm thấy trong hơn 60 loài thực vật có tinh dầu. Các họ có nhiều cây chứa tinh dầu là: pinaceae, lauraceae, myrtaceae, lamiaceae, rutaceae, asteraceae, umbelliferae, zingiberaceae, rosaceae.

Các secquitecpen, ditecpen, tritecpen có chứa trong tinh dầu và nhựa của nhiều thực vật bậc cao.

Tetratecpen có trong những chất màu thực vật như các carotenoit.

Polytecpen là thành phần chính của cao su tự nhiên isopren.

Chính vì do đặc điểm cấu tạo của chúng nên các tecpenoit có tác dụng làm thông mạch và làm tăng độ đàn hồi của cơ tim và thành mạch.

Ví dụ một vài tecpenoit quan trọng:

tecpe1

 a. tinh dầu: Là hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ có đặc tính chung là dễ bay hơi, thường có mùi thơm, có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật và có thể thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước.Vai trò của tinh dầu đối với cây cỏ chưa được biết rõ, nhưng đáng chú ý là những cây có tinh dầu đều không có ancaloit và ngược lại. Từ đó người ta cho rằng tinh dầu có vai trò như là chất thải để giải độc cho cây và góp phần bảo vệ cây cũng như ancaloit

Hoạt tính sinh học của một vài loại tinh dầu

– Tinh dầu được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Ví dụ: Tinh dầu Bạch đàn chanh được sử dụng trong kỹ nghệ nước hoa. Menthol, menthon có trong tinh dầu bạc hà (Mentha arvensis L., thuộc họ Hoa môi – Lamiaceae.) trong y học dùng làm thuốc giảm đau, chữa chứng đau nửa đầu; chữa cảm lạnh, nóng sốt; chống buồn nôn do say tàu xe. Kháng viêm, khử trùng mạnh. Thanh lọc không khí, khử mùi. Xua đuổi muỗi và côn trùng.Trong công nghiệp tinh dầu bạc hà dùng vào thành phần của các mỹ phẩm giúp da mịn màng, làm se lỗ chân lông. Tinh dầu hoa hồng làm mỹ phẩm phục hồi làn da bị lão hóa, giảm các nếp nhăn. Làm da trắng sáng hơn. Cung cấp độ ẩm cho làn da khô. Làm thuốc giảm cơn đau đầu, căng thẳng, giảm nhức mỏi cơ. Giúp ngủ ngon, ngủ sâu, tăng cường trí nhớ. Kháng viêm, khử trùng, khử mùi. Campho trong cây Long não hay Dã hương (Cinnamomum camphora),cây Đại bi (Blumea balsamifera) được dùng làm thuốc trợ tim, để điều trị bong gân, sưng và viêm. Các hợp chất tritecpen trong cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) làm thuốc tăng lực…

 – Tinh dầu thường có tính gây giãn mạch, kháng khuẩn, thường được dùng trong điều trị cảm sốt, trị bệnh đường hô hấp. Ví dụ: Borneol trong cây Đại bi (Blumea balsamifera) dùng làm thuốc cảm cúm, chữa cảm mạo, ho, sốt nóng làm ra mồ hôi dưới dạng thuốc xông. Tecpinhidrat (từ các nguồn như dầu nhựa Thông, oregano, Húng tây và Bạch đàn) dùng làm thuốc ho. Dược phẩm tecpin-codein chữa ho long đờm trong điều trị viêm phế quản cấp hay mãn tính. Lupeol có tính kháng khuẩn, chống viêm chống viêm khớp chủ yếu được tìm thấy trong cây ăn quả phổ biến như Ô liu, Xoài, Dâu tây, Nho,… có tác dụng có lợi như một tác nhân điều trị và phòng ngừa cho một loạt các rối loạn. Hợp chất lupeol trong trái cây tìm thấy có tác dụng tiêu diệt các khối u ung thư ở đầu và cổ. Tinh dầu hồi có tác dụng chữa ho, viêm phế quản, giảm stress, giúp dễ tiêu. Tinh dầu Bạch đàn chanh có tác dụng phòng chống viêm họng, giảm các triệu chứng về hô hấp, giảm viêm khớp, chống cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch.

 – Một số thành phần trong tinh dầu có tác dụng đặc biệt như gây tê, giúp tiêu hóa, dẫn dụ côn trùng,kháng khuẩn, kháng ung thư, diệt ký sinh trùng, diệt nấm…Ví dụ: Tinh dầu quế có tác dụng bổ dưỡng, hồi sinh, diệt khuẩn, làm nóng, giảm đau, kích thích, chống nôn, giải độc cơ thể, được xem là một gia vị quý hiếm. Tinh dầu quế được dùng làm thuốc khử nấm, chống dị ứng, ung thư dạ dày, tiêu chẩy, chống oxi hóa, kháng lại H2O2 phá hủy tế bào. Phanesol trong cây Linh lang (Medicago Sativa L.) có tác dụng dẫn dụ con đực của vài loại côn trùng nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của cây. Linalool là một loại chất dẫn xuất có thể tìm thấy trong Cam, Quýt, Xoài, các loài thảo mộc khác như là Húng quế, Rau mùi, cây Bu lô hay hoa Oải hương.  Ngửi chất linalool có thể mang đến những hiệu quả về mặt sinh lý hóa, từ đó có thể làm cho mức độ căng thẳng giảm xuống một cách đáng kể. Linalool ức chế các tế bào ung thư gan tái tạo: Một nồng độ 0,4 micromol ức chế 50% của các tế bào tái tạo, nồng độ của 2 micromol ức chế 100% của các tế bào từ sao chép, do đó phá hủy các ung thư.Linalool còn dùng để diệt Bọ chét, Gián…

 -Các hợp chất secquitecpen lacton trong tinh dầu chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu do tác dụng độc tế bào, kháng ung thư, kháng trùng, diệt côn trùng và diệt nấm của chúng. Đa số có vị đắng và có mùi khó chịu nên động vật ăn cỏ và sâu bọ không ưa thích. Ví dụ về tác dụng của vài secquitecpen lacton:

tecpennoid

Helenalin được tìm thấy trong Arnica Montana và Arnica chamissonis foliosa hoạt tính chống viêm và chống ung thư. Helenalin đã được chứng minh để chọn lọc ức chế yếu tố phiên mã NF-kB, mà đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa đáp ứng miễn dịch

Vernolepin được phân lập từ trái cây sấy khô củaVernonia amygdalina Del . Nó cho thấy tính chất chống tập kết tiểu cầuvà cũng là mộtchất ức chế polymerase DNA không thể đảo ngược, do đó có thể có khả năng kháng u .

Artemisinin trong cây thanh hao hoa vàng (Artemisia annua)đã được sử dụng để điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trĩ chống viêm và làm thuốc chống sốt rét.

b) Nhựa: Nhựa là hỗn hợp các chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp, tạo ra bởi cơ quan tiết của cây do sự oxy hóa và trùng hợp hoá 1 phần hay toàn phần các chất tecpenic của tinh dầu.

 Nhựa thường là những chất rắn vô định hình, trong hay trắng đục, có mùi thơm.  Nhựa không tan trong nước, tan trong cồn, tan 1 phần trong dung môi hữu cơ. Khi đốt nhựa sẽ mềm rồi chảy lỏng và cháy vớí nhiều khói, có mùi thơm.

 Người ta chia làm 3 loại :

 + Loại nhựa chính thức: Resine nó đáp ứng đúng tính chất lý hoá kể trên. Ví dụ: colophan (nhựa thông), gaiac (từ cây Guaicum officinale), jalap(nhựa cây khoai xổ ipomoea purga).

 + Loại gôm nhựa: là hỗn hợp tự nhiên giữa gôm và nhựa với một vài chất hữu cơ khác mà tỷ lệ có thể thay đổi.

 + Loại nhựa – dầu: còn gọi là bôm do sự trùng hợp hoá hay oxy hoá không hoàn toàn của tinh dầu. Phần đa được chuyển thành nhựa hoà tan trong dầu.

 Hoạt tính sinh học của một vài loại nhựa:

-Trong một số sản phẩm nhựa, người ta gặp các chất có tác dụng sinh lý như nhựa gai dầu (Cannabis sativa L. subsp. satica. thuộc họ Gai dầu – Cannabaceae.) có tính chất gây nghiện.

– Dùng ngoài, các nhựa có tính chất gây kích ứng ngoài da làm đỏ, rát, đau như nhựa cây xương rồng, nhựa vỏ câydaphuegridium; các nhựa làm lên sẹo như cánh kiến trắng làm lành vết thương, chữa nẻ vú.

– Một số loại nhựa có tác dụng trị ho, sát trùng đường hô hấp như nhựa thông, cánh kiến trắng, bômtolu.

– Một số nhựa có tác dụng nhuận tràng tẩy như nhựa Jalap, hay nhựa của các cây khác thuộc họ bìm bìm.

– Nhựa A nguỳ (từ cây a ngùy Ferula assafoetida L.) trị giun sán, tiêu tích, sát trùng, giải độc, trừ đờm, kháng bức xạ, kháng ung thư, tăng bạch cầu, chống đông máu, kích thích thần kinh, trừ mùi hôi thối, tống hơi độc ra. Trị tích, báng, sốt rét, cam tích, đau bụng, đau tim..

– Nhựa cây Bạch đàn (Grindelia camporum còn gọi là Grindelia Robusta) là cây địa phương ở vùng Tây Nam nước Mỹ và Mexico có tác dụng chống co thắt và long đờm, trị các bệnh hen suyễn và có đờm trong đường hô hấp.

 

 GS. Hứa văn Thao

Nghiên cứu viên cao cấp 

Viện Y học bản địa Việt Nam

Biên soạn

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/05\/long%20nao.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/05\/long%20nao.jpg","subHtml":"C\u00e2y long n\u00e3o"},{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/03\/tecpe1-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/03\/tecpe1-yhocbandia.jpg","subHtml":"tecpe1"},{"src":"http:\/\/yhocbandia.vn\/wp-content\/uploads\/2013\/03\/tecpennoid.jpg","thumb":"http:\/\/yhocbandia.vn\/wp-content\/uploads\/2013\/03\/tecpennoid.jpg","subHtml":"tecpennoid"}]