Cốt Cắn

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 08-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: Củ khát nước, Củ móng trâu, Thận lân lá tim…

– Tên khoa học: Nephrolepis cordifolia (L.) Presl.

* Lớp: Equisetopsida C. Agardh.

* Phân lớp: Polypodiidae Cronquist, Takht. & W. Zimm.

* Bộ: Polypodiales Link

* Họ: Davalliaceae M.R. Schomb. ex A.B. Frank

* Chi: Nephrolepis Schott

* Loài: Nephrolepis cordifolia (L.) Presl.

+ Một số thông tin khoa học của  Nephrolepis cordifolia (L.) Presl.

– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 619, NXB Y học, Hà Nội. “ Củ Cốt cắn có vị ngọt nhạt, hơi chát, bổ mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, mát phổi, ngừng ho, kích thích tiêu hoá. Công dụng: Củ bằng quả trứng bồ câu, có bột, dùng ăn tươi. Nó có chứa ít đường, ăn vào lại đỡ khát. Lá thật non được dùng làm rau ăn ở Malaysia. Thường dùng chữa: 1. Cảm sốt ho khan, ho lâu ngày, ho ra máu; 2. Viêm ruột ỉa chảy, lỵ; 4. Trẻ em cam tích và suy dinh dưỡng; 5. Viêm vú, viêm tinh hoàn; 6. Viêm đường tiết niệu. Dùng 12-20g cây khô sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.”

– Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 529, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. “Cốt cắn có vị ngọt, chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ huyết. Công dụng: Cốt cắn được dùng chữa ho, thổ huyết, đi ngoài lỏng, kiết lỵ, cam tích trẻ em, thoát vị bẹn. Ở Philippin, củ cốt cắn nấu với thịt lợn dùng làm thuốc bổ thận và chữa thoát vị bẹn; nước sắc củ cốt cắn làm thuốc hạ sốt, nước sắc lá tươi là thuốc giảm ho.”

-> Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

3. Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/05\/cay-cot-can-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/05\/cay-cot-can-yhocbandia.jpg","subHtml":"C\u1ed1t C\u1eafn"}]