Tiểu đường chuyển hóa

Chúng ta rất sai lầm nếu không ăn mỡ lợn

Chúng ta rất sai lầm nếu không ăn mỡ lợn – Bản Audio      Xã hội ngày nay của nước ta đã khác xa so với trước kia, đời sống của đại đa số người dân đã khá lên, khẩu hiệu xưa mỗi người cần phấn đấu là “ăn no mặc ấm” thì nay […]

chúng ta rất sai lầm nếu không ăn mỡ lợn - yhocbandia.vn

Chúng ta rất sai lầm nếu không ăn mỡ lợn – Bản Audio

     Xã hội ngày nay của nước ta đã khác xa so với trước kia, đời sống của đại đa số người dân đã khá lên, khẩu hiệu xưa mỗi người cần phấn đấu là “ăn no mặc ấm” thì nay đã được thay bằng “ăn ngon mặc đẹp” và có khi còn “ăn kiêng mặc mốt”… mô hình bệnh tật của Việt nam vài chục năm lại đây cũng theo đó mà thay đổi, trước đây chủ yếu bệnh tật vào nhóm bệnh suy dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm (bệnh giun sán)… thì nay được thay bằng các bệnh không lây nhiễm mà điển hình là béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh tâm thần…

   Trong tập sách “nói về gió” của danh y Hypocrate viết: “Thuốc gì chữa khỏi bệnh đói? Thức ăn làm được việc đó, do vậy thức ăn là thuốc”. Bác sỹ Alexis Carrel người nhận giải Noben Y học từ năm 1912 từng nói “Cái quyết định tình trạng của cơ thể là thức ăn. Thức ăn làm nên cơ thể” Như vậy, chúng ta ăn gì sẽ tạo ra thân thể chúng ta như thế. Hãy hình dung xem, cả đời số lượng hoạt chất là thuốc ta dùng có tới 1kg hay không? Không thể! Hãy hình dung lượng hoạt chất sinh học từ thức ăn, trung bình 1 kg/ngày thì cuối đời ta đã dung nạp khoảng 25 tấn. Vậy tự biết là thuốc hay thực phẩm quan trọng hơn.

    Ngày trước tôi còn nhớ, những năm đất nước ta do chiến tranh và nền kinh tế bao cấp, trong xã hội ít người béo lắm, nhưng nay đã thay đổi, kinh tế đã phát triển, số người béo xuất hiện nhiều và ngày càng tăng, có một thực trạng đa phần mọi người đều không muốn béo và không thích béo (nhất là với phái đẹp) vì sợ béo sẽ gây bệnh và sợ béo ảnh hưởng thẩm mỹ…

    Chính vì tâm lý sợ béo nhiều phụ nữ không dám ăn (nhịn ăn), hoặc chỉ dám ăn rất ít (giảm ăn), ăn kiêng quá mức… để “giữ eo”, giữ sắc đẹp, ngoài ra còn quan niệm sai lệch này nữa, sợ béo đã đành, lại sợ ăn mỡ sẽ làm tăng béo, sợ ăn mỡ sẽ làm cho mỡ trong máu tăng cao… nên kiêng gần như tuyệt đối mỡ lợn và các mỡ động vật, chỉ dùng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày.

    Trong sách bách khoa thư bệnh học tập 2, nhà xuất bản từ điển bách khoa, bài “Thực Y” trang 418, giáo sư Y thực LÊ MINH đã viết: “Mỡ thực vật và mỡ động vật nên cùng có trong khẩu phần. Tỉ số mỡ động vật và mỡ thực vật nên là 1/1,5” chỉ một câu thôi, thật gọn và dễ hiểu, giáo sư đã chỉ cho ta những sai lầm từ gia đình,  nhà trường, các nhà tư vấn dinh dưỡng… chỉ ăn dầu thực vật, không ăn mỡ động vật. Tỉ số nói trên là tính trung bình trong cả đời người, song có biến động qua các thời kỳ phát triển. Giai đoạn kiến tạo cơ thể của trẻ, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 70/30; Giai đoạn cơ thể đã trưởng thành tới lúc trung niên, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 50/50; Giai đoạn người có tuổi, cao tuổi, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 30/70; Từ năm 2005, sau khi đọc xong bài viết của Thầy Lê Minh tôi thấy mình có trách nhiệm nói về kiến giải khoa học này trên báo chí để thể chất thế hệ sau phát triển tốt hơn. Tiếc thay, khi viết tất yếu sẽ có đụng chạm, sự hèn nhát trong tôi thúc đẩy tôi dừng lại.

    Chiêm nghiệm lại, là người sinh ra ở miền núi cao, chúng tôi không hề được tiếp xúc với mỡ thực vật, đó là xa xỉ phẩm, chỉ ăn mỡ lợn, bò, trâu, dê, lứa chúng tôi không ai cận thị hết. Bà mẹ tôi ngoài 90 tuổi vẫn xâu kim không kính, có thể từ nhỏ bà đã được ăn 1 lượng đủ cholesterol, Sphingosine(2-amino-4-octadecene-1,3-diol) từ mỡ động vật để đủ tạo ra 1 lượng sphingomyelin cấu tạo nên lớp vỏ myeline thần kinh đáy mắt. Hầu hết hormone trong cơ thể đều kiến trúc từ cholesterol. Đơn cử, Thiếu cholesterol thì lấy gì làm nguyên liệu sản xuất Androgen là nội tiết tố nam, không androgen lấy gì tạo estrogen là nội tiết tố nữ. Không đủ kích thích tố tăng trưởng làm sao cải tạo giống nòi Việt Nam, chả lẽ cải tạo đơn thuần bằng protein và can xi…?

    Từ quan niệm không đúng này,  có lẽ cũng có vai trò của các thày thuốc, các nhà dinh dưỡng tư vấn về dinh dưỡng cho cộng đồng còn hạn chế, vai trò của việc quảng cáo về cái tốt của dầu thực vật hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng: “Nào là tốt cho sức khoẻ, nào là không có Cholesterol nên không làm tăng mỡ máu…), lâu ngày đã trở thành thành thói quen trong tiềm thức  mỗi con người, đó là chỉ dùng dầu thực vật, coi mỡ lợn nói riêng và mỡ động vật nói chung là “xấu”. Vì vậy, tôi thấy chúng ta cần phải thay đổi quan niệm rất sai lầm này, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

    Ngày nay các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định rằng: trong mỡ động vật có nhiều chất Cholesterol cần thiết cho cấu trúc của tế bào, tạo nội tiết tố, đặc biệt là tế bào thần kinh, mà trong dầu thực vật không có hoặc nếu có thì cũng rất ít. Hơn nữa, các axít béo no trong trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng bệnh tai biến mạch máu não (xuất huyết não…) và các bệnh tim mạch, theo Tổ chức y tế thế giới bệnh tim mạch, ung thư và tai biến mạch máu não là ba nhóm bệnh đứng hàng đầu gây tử vong cho con người. Nếu chỉ dùng dầu thực vật mà không sử dụng mỡ động vật thì các tác dụng tốt này của mỡ đối với cơ thể chúng ta sẽ bị suy giảm, nên sẽ có hại cho sức khoẻ của chính bản thân chúng ta.

    Vì vậy các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo rằng: trong các bữa ăn hàng ngày, cần phải kết hợp sử dụng hài hoà cả dầu thực vật và mỡ động vật, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Chế độ ăn hợp lý là có chất béo (mỡ) có nguồn gốc từ động vật/chất béo nên lấy từ dầu thực vật theo tỉ số 1:1,5 hay 2/3 như đã nêu trên… trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người.

    Ở đây chúng tôi cũng xin bạn đọc lưu ý thêm một điều mà có thể các bạn đã biết là: không được dùng dầu rán ở nhiệt độ cao để xào nấu, bởi vì ở nhiệt độ này sẽ làm phá hủy các vitamin A, E trong dầu. Ở nhiệt độ trên 180 độ C, sẽ xảy ra phản ứng hoá học sinh ra các chất không có lợi cho sức khoẻ con người. Vì vậy khi chế biến món ăn rán từ dầu, chúng ta cần khống chế nhiệt độ dưới 150 độ C để cho dầu không bị bốc khói, đặc biệt việc sử dụng lại nhiều lần dầu rán (cả mỡ rán) đã qua sử dụng cũng được các nhà khoa học khuyến cáo phải từ bỏ, không nên tiết kiệm vì không tốt vì phát sinh nhiều chất (như Aldehyde, Fatly acid oxide…) có thể gây phát sinh nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường… Một số nhà khoa học cũng khuyên chúng ta hạn chế ăn các loại thịt nướng, thịt rán… cũng vì những lý do ở nhiệt độ cao khi rán hoặc nướng thịt sẽ sinh ra các chất có hại cho sức khoẻ con người đặc biệt là các chất axit amin dị vòng: HCAs (Hetorocyclic amines), Acrolein và Dioxin… nhiều khi không cần ăn chỉ cần ngửi thường xuyên mùi thịt rán và nướng cũng tác hại như chúng ta ăn chúng, tương tự như bị hút thuốc lá thụ động vậy.

Doctor SAMAN
Bs. Hoàng Sầm & Ts.Bs Ngô Quang Trúc

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

TS.BS Cao cấp Ngô Quang Trúc

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận