Để góp phần vào việc đẩy lùi căn bệnh Đột quỵ nguy hiểm này, từ năm 2012 Viện Y học bản địa Việt Nam đã thực hiện đề tài khoa học, mã E16-002-YHBĐ: “Xác định hiệu suất làm tan cục máu đông của người trong Invitro và thử nghiệm lâm sàng  Cung Ngưu Hoàn trong điều trị Đột quỵ não”. Đề tài được chủ nhiệm đề tài là Bác sỹ Hoàng Sầm bảo vệ Thành công xuất sắc trước hội đồng khoa học. Sản phẩm Cung Ngưu Hoàn có thể sử dụng cả trong dự phòng cấp 1 và dự phòng cấp 2, và cả trong điều trị Đột quỵ đặc biệt là Đột quỵ những ngày đầu bị bệnh với đột quy do nhồi máu não mà ổ nhổi máu có đường kính ≤ 5cm. Được biết trong cấu trúc của bài thuốc gia truyền Cung ngưu hoàn có một vị thuốc đặc biệt là con vắt.

Ảnh lưu niệm giữa Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam và Hội đồng nghiệm thu đề tài.

Đột quỵ não còn gọi Đột quỵ hay Tai biến mạch máu não là căn bệnh khá phổ biến vì tính hay gặp của nó. Là căn bệnh gây tử vong đứng hàng tốp đầu cho con người, đặc biệt là người nhiều tuổi, hơn nữa còn để lại di chứng nặng nề về vận động và tâm trí nếu không bị tử vong. Vì vậy đây là nỗi lo lắng, là gánh nặng cho mỗi gia đình và toàn xã hội, nên vấn đề phòng bệnh Đột quỵ không để nó xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì cũng “ nhẹ nhàng thoáng qua”, hoặc không để bệnh tái phát trong tương lai là những vấn đề cần phải đặt ra vì lợi ích sức khoẻ và tài chính của con người.

Hiện nay thuật ngữ Đột quỵ não được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế thuật ngữ Tai biến mạch máu não bởi lẽ Đột quỵ không phải là một biến cố bất ngờ không thể lường trước được, vì nó luôn có những nguyên nhân rõ rệt nhất định (các yếu tố nguy cơ, các điều kiện thuận lợi). Những nguyên nhân như  tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường... nếu được phát hiện sớm, hoặc tránh được nó, hoặc kiểm soát được chúng thì thời gian bị Đột quỵ có thể được đẩy lùi hoặc không để Đột quỵ xảy ra được.

Trên thế giới để phòng Đột quỵ, người ta đặt ra hai cấp độ: đề phòng cấp 1 là phòng khi bệnh chưa xảy ra và phòng cấp 2 là đề phòng tái phát cơn (khi bệnh đột quỵ đã xảy ra rồi nhưng có thể vẫn tái phát trở lại, làm bệnh nặng lên và có thể tử vong).

Tiến sỹ bác sỹ thần kinh học Ngô Quang Trúc

Theo Tổ chức Y tế thế giới (1989), tỷ lệ bị Đột quỵ tăng từ 7 – 10 lần những người có các yếu tố nguy cơ cao hoặc phối hợp từ 2 – 3 yếu tố nguy cơ. Khâu then chốt để dự phòng Đột quỵ là thanh toán hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của các yếu tố nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ này khoảng trên 20 yếu tố, theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm có : Tăng huyết áp; Đái tháo đường; Các bệnh tim; Thiếu máu cục bộ thoảng qua; Béo phì; Tăng dính Tiểu Cầu; lạm dụng rượu, bia; Nghiện thuốc lá; Tăng Lipid máu gồm tăng Cholesterol máu, tăng Triglycerid; Yếu tố di truyền… Các nguy cơ ít hơn như : Đau nửa đầu, Nhiễm lạnh, thuốc tránh thai, hoàn cảnh kinh tế...cũng được đề cập đến.

Ngày nay qua nghiên cứu người ta thấy yếu tố tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất trong  đột quỵ. Tuổi 75 – 84 bị Đột quỵ nhiều gấp 25 lần lứa tuổi 45 – 54; người già sau đó là tuổi trung niên và bệnh giảm dần ở thanh thiếu niên. Nhóm tuổi hay bị Đột quỵ nhất là từ 50 – 70 tuổi. Ngoài ra các nhà khoa học còn thấy nam giới mắc Đột quỵ nhiều hơn nữ giới (theo Gs – Ts Thần kinh học Nguyễn Văn Chương và cộng sự tỷ lệ này là 2,2/ 1).

Dự phòng cấp 1: nhằm hạn chế các yếu tố nguy cơ gây Đột quỵ bằng các biện pháp kiểm soát huyết áp ở mức độ ổn định hợp lý ( < 120/ 80 mmHg ); không dùng hoặc hạn chế rượu, bia, thuốc lá, ăn giảm mỡ động vật, nên khám định kỳ hàng năm để kiểm tra mỡ máu, đường máu, hoạt động thể dục hợp lý tuỳ theo sức khoẻ từng người và từng lứa tuổi. Ở những người có yếu tố di truyền như bố hoặc mẹ bị Đột quỵ, người cao tuổi khi thay đổi thời tiết... càng phải chú trọng hơn v.v. Về thuốc: người ta dùng Aspirin liều thấp để dự phòng với liều 50 – 325 mg /ngày.

Dự phòng cấp 2 là khi dự phòng cấp 1 đã thất bại. Ở dự phòng cấp 2 này vẫn phải phòng chống và thanh toán các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rung nhĩ v.v, kết hợp với các thuốc chống đông máu và chống kết dính tiểu cầu như: Aspirin,Ticlopidin, các thuốc tăng tuần hoàn não: Cavinton, Duxin, Stugeron... (theo cơ chế: chống kết tập tiểu cầu, giảm độ nhớt của máu, chống co thắt làm dãn mạch máu não, bảo vệ tế bào thần kinh trong tình trạng thiếu máu não...).

Ngô Quang Trúc

TS.BS Cao cấp chuyên ngành Tâm Thần Kinh

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/09\/672A9359.JPG","thumb":"\/resources\/upload\/images\/09\/672A9359.JPG","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/09\/tien%20si%20ngo%20quang%20truc.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/09\/tien%20si%20ngo%20quang%20truc.jpg","subHtml":""}]